Chạy đua với thời gian điều chế vắc xin chống viêm phổi Vũ Hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới khoa học đang chạy đua với tốc độ kỷ lục để điều chế vắc xin phòng ngừa chủng vi rút gây dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng có lẽ họ sẽ cán đích quá muộn, theo cảnh báo của chuyên gia.
An ninh nghiêm ngặt tại một trạm tàu điện ngầm ở Bắc Kinh hôm 27.1 AFP/Getty
An ninh nghiêm ngặt tại một trạm tàu điện ngầm ở Bắc Kinh hôm 27.1 AFP/Getty
Trong những bộ phim về đề tài tận thế, các nhà khoa học vội vã tìm cách điều chế thuốc men để ngăn chặn những chủng vi rút mới phát tán, và đến cuối phim thì họ thành công và cứu được thế giới.
Tuy nhiên, trong đời thực, vắc xin có tác dụng giới hạn trong việc làm chậm đà tiến của dịch Zika ở Mỹ Latinh vào năm 2016, cũng như trước đó là dịch Ebola hoành hành Tây Phi trong giai đoạn 2014-2016. Nói chính xác, lúc đó vắc xin chưa sẵn sàng vào thời điểm bùng nổ bệnh dịch.
Lần này cũng vậy. Dù giới khoa học tự tin cho rằng họ được chuẩn bị đầy đủ hơn bao giờ hết để có thể điều chế vắc xin với tốc độ chỉ có trong phim Hollywood, vi rút corona mới (tạm gọi là 2019-nCoV) vẫn chưa có dấu hiệu được khống chế.
Và đến thời điểm vắc xin chứng tỏ được hiệu quả, cho phép sản xuất trên diện rộng, có lẽ một lần nữa giới khoa học lại phát hiện rằng đã quá trễ để có thể thay đổi đà phát triển của bệnh dịch, theo chuyên san Science hôm 27.1.
Thế nhưng, các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng họ có thể tạo ra sự thay đổi.
Hình ảnh hành khách mang khẩu trang xuất hiện tại phi trường Canada  AFP/Getty
Hình ảnh hành khách mang khẩu trang xuất hiện tại phi trường Canada AFP/Getty
Tăng tốc nghiên cứu vắc xin
Vào ngày 23.1, Liên minh Các sáng kiến chuẩn bị dịch bệnh (CEPI), trụ sở tại Na Uy, đã trao 12,5 triệu USD cho 3 hãng dược nghiên cứu và phát triển vắc xin 2019-nCoV.
Những nỗ lực này đã được khởi động sau vài giờ kể từ khi các nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố chuỗi di truyền của vi rút corona mới.
Phó giám đốc Barney Graham của Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin thuộc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm (NIAID), bắt đầu phân tích chuỗi di truyền với các đồng sự. Hai ngày sau, ông thảo luận các phát hiện của mình với những nhà nghiên cứu của Moderna, hãng điều chế vắc xin ở bang Massachusetts. Họ chỉ mất một ngày để ký kết việc hợp tác.
Công ty Inovio ở Philadelphia cũng đã nghiên cứu vắc xin 2019-nCoV với sự hỗ trợ của CEPI. Và cả Moderna lẫn Inovio đều tự tin cho rằng họ có đủ vắc xin để bắt tay vào giai đoạn thử nghiệm trên động vật trong vòng một tháng tính từ thời điểm này.
Nhóm thứ ba được nhận quỹ tài trợ của CEPI là các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc). Họ hy vọng có thể điều chế vắc xin sẵn sàng cho công đoạn thử nghiệm trên người trong vòng 16 tuần nữa.
Với những diễn biến trên, Giám đốc Anthony Fauci của NIAID kỳ vọng vắc xin chống vi rút gây dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm trong vòng 3 tháng tới.
Chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu?
Số người nhiễm vi rút corona mới gây bệnh viêm phổi Vũ Hán có khả năng tăng gấp đôi sau mỗi 6 ngày nếu không có sự can thiệp nghiêm túc của giới hữu trách, theo Đài CNN dẫn lời Giáo sư Gabriel Leung, trưởng khoa Y học cộng đồng Đại học Hồng Kông, hôm 27.1.
Giáo sư Gabriel Leung  AFP/Getty
Giáo sư Gabriel Leung AFP/Getty
Giáo sư Leung, đồng thời là giám đốc sáng lập Trung tâm Phối hợp điều trị và kiểm soát dịch tễ Hồng Kông thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo theo mô hình dự đoán của nhóm ông, số ca nhiễm vi rút corona mới, bao gồm người trong giai đoạn ủ bệnh, có thể đã tiếp cận ngưỡng 44.000 ca vào ngày 25.1.
Bên cạnh Vũ Hán, giáo sư Hồng Kông đưa ra cảnh báo cho các thành phố lớn khác của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Ông đã nộp báo cáo này cho chính quyền Bắc Kinh, Hồng Kông và WHO.
Thụy Miên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.