Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về nguy cơ đối đầu tại Libya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ họp kín vào lúc 15h00 ngày 5/4 theo giờ Mỹ (tức 2h00 ngày 6/4 giờ Việt Nam) để thảo luận tình hình tại Libya sau khi Tướng Khalifa Haftar – người đứng đầu lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ủng hộ chính quyền tại miền Đông Libya - ra lệnh cho các lực lượng thân cận tiến vào thủ đô Tripoli của Libya.
Toàn cảnh cuộc họp Hội đồng bảo an LHQ ở New York, Mỹ, ngày 2/4/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Toàn cảnh cuộc họp Hội đồng bảo an LHQ ở New York, Mỹ, ngày 2/4/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo các nhà ngoại giao, lời kêu gọi HĐBA LHQ họp khẩn nêu trên được Anh đưa ra ngày 4/4 sau khi Tướng Haftar đứng đầu chính quyền miền Đông Libya ra lệnh cho các lực lượng tiến về các tỉnh miền Tây, bao gồm cả thủ đô Tripoli. Ngay lập tức, Thủ tướng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) ở miền Tây được LHQ hậu thuẫn, Fayez al-Serraj, gọi đây là hành động “leo thang” căng thẳng, đồng thời chỉ thị cho các lực lượng thân chính phủ chuẩn bị đối phó với các “mối nguy hiểm”.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi cho biết, tính tới tối 4/4 theo giờ địa phương, LNA đã chiếm một trạm kiểm soát an ninh cách thủ đô Tripoli khoảng 27 km về phía Tây. Hành động này được cho là đã đẩy cuộc xung đột với chính quyền được quốc tế công nhận ở Tripoli lên một nấc thang mới hết sức nguy hiểm. Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, Tổng Thư ký (TTK) Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về hoạt động quân sự đang diễn ra tại Libya và nguy cơ đối đầu tại quốc gia này.
Trong một diễn biến liên quan tình hình Libya, TTK Guterres ngày 4/4 cho biết ông đã hoàn toàn bị sốc với những gì mà người di cư đang phải gánh chịu khi tới thăm một trung tâm giam giữ ở Tripoli. Người đứng đầu LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế phải thực thi đầy đủ luật về tị nạn quốc tế.
Lời kêu gọi trên được đưa ra khi ông Guterres đến thăm trung tâm giam giữ Zara ở thủ đô Tripoli trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên của ông tới Libya trên cương vị TTK LHQ. Phát biểu với báo giới sau chuyến thăm hai ngày, ông Guterres bày tỏ "rất sốc khi chứng kiến nỗi thống khổ và đặc biệt là sự tuyệt vọng" mà người tị nạn đang phải chịu đựng. Ông nhấn mạnh đây không chỉ là trách nhiệm của riêng Libya mà là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng quốc tế.
Hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Libya đã dẫn tới việc giảm mạnh số người tị nạn đến từ Bắc Phi và Trung Đông so với mức đỉnh điểm trong năm 2015, khi châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới Hai. Nhưng quan điểm cứng rắn của Italy trong vấn đề này đã khiến nhiều tàu chở người di cư vượt qua hành trình nguy hiểm trên Địa Trung Hải buộc phải đưa họ trở lại đất nước Libya bất ổn.
Theo LHQ và các nhóm viện trợ nhân đạo, những người di cư này đang phải đối mặt với nạn buôn người, bắt cóc, tra tấn và cưỡng hiếp. Các nhà hoạt động cũng đã lên tiếng về tình trạng lạm dụng nhân quyền chống người di cư tại Libya khi họ đang chờ được sang châu Âu, đồng thời kêu gọi EU không nên đẩy vấn đề này cho một mình Tripoli xử lý.
Bích Liên (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.