Tìm kiếm máy bay QZ8501, phát hiện nhiều thi thể trên biển Java

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dẫu không ai mong muốn nhưng sự thật là nhiều thi thể đã bắt đầu nổi lên mặt biển ngay sau khi các phương tiện tìm kiếm phát hiện các mảnh vỡ máy bay trôi nổi.

Một thành viên đội cứu hộ chuyển túi lên máy bay để đựng các thi thể vớt ngoài biển - Ảnh: Reuters
Một thành viên đội cứu hộ chuyển túi lên máy bay để đựng các thi thể vớt ngoài biển - Ảnh: Reuters


Như đã dự đoán trước đó, việc tìm kiếm chiếc máy bay số hiệu QZ8501 mất tích chở 162 người của Hãng Hàng không AirAsia Indonesia sẽ không quá khó khăn vì ở khu vực đông tàu bè qua lại và đường bay đơn giản.

Nhưng cũng không ai mong một kết cục đến như thế. Mọi người vẫn mong có những phép mầu...

Thấy một bóng mờ hình máy bay

Hôm qua, mọi phương tiện và nhân lực tham gia cuộc tìm kiếm được huy động về khu vực biển Java đến chiều tối 30-12, sau khi những mảnh vỡ và hàng chục thi thể nghi là của hành khách đi trên chuyến bay này được phát hiện.

Báo Jakarta Post dẫn lời người phát ngôn hải quân Indonesia Manahan Simorangkir Kadispenal cho biết tàu hải quân phát hiện 40 thi thể ở vùng biển phía tây đảo Borneo.

 

3 sự cố ở Philippines và Thái Lan

Chỉ trong ngày 30-12, có ba sự cố máy bay ở Thái Lan và Philippines, trong đó có hai vụ liên quan đến AirAsia. Sáng 30-12, chiếc máy bay mang số hiệu FD3254 của AirAsia đã phải quay lại sân bay quốc tế Don Mueang của Thái Lan ngay sau khi cất cánh để bay đến Khon Kaen, đông bắc Thái Lan vì phi công nghe tiếng động lạ trong khoang chứa hành lý. Khoảng hai tiếng sau, chiếc máy bay Airbus A-600 từ Bangkok đi London buộc phải quay lại thủ đô của Thái Lan ngay sau khi cất cánh vì phi công phát hiện có trục trặc kỹ thuật.

Trưa cùng ngày, chiếc máy bay mang số hiệu Z2272 của AirAsia bay từ Manila đã bị trật đường băng tại sân bay Kalibo ở đảo du lịch Boracay, khi phi công hạ cánh gặp điều kiện thời tiết xấu. AFP dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Nida Gregas cho biết không ai bị thương, tất cả 153 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn khỏi máy bay.

 

“Số thi thể phát hiện đang tăng”-ông Kadispenal cho biết. Tuy nhiên, ngay sau đó người phát ngôn này nói con số trên chưa chính xác do nhân viên của ông thông tin sai. Trên chuyến bay QZ8501 có 155 người Indonesia, 3 hành khách Trung Quốc, 1 người Singapore, 1 người Malaysia và 1 người Anh.

Chiều cùng ngày, giới chức Indonesia xác nhận các mảnh vỡ được phát hiện bao gồm một cửa thoát hiểm, một cửa khoang hành lý là của chiếc máy bay Airbus A320-200 QZ8501.

Hãng tin AFP dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Indonesia (BASAMAS) Bambang Soelistyo khẳng định ông chắc chắn 95% mảnh vỡ trôi trên biển là từ chiếc máy bay.

Ông Soelistyo cho biết thêm ngay sau khi phát hiện những mảnh vỡ này, một máy bay tìm kiếm của không quân Indonesia cũng đã phát hiện “một bóng mờ” có hình dạng của một máy bay nằm dưới đáy biển gần khu vực phát hiện các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân. Ông nghi ngờ là của chiếc máy bay mất tích.

“Lúc 13 giờ 50 phút, máy bay Hercules C130 của chúng tôi đã phát hiện một vật thể giống như bóng một chiếc máy bay đang nằm dưới đáy biển”-ông Soelistyo nhấn mạnh.

Nỗi đau vỡ òa

BASAMAS ngay sau đó đã triển khai 21 thợ lặn để trục vớt những mảnh vỡ còn lại và thi thể nạn nhân nếu còn mắc kẹt dưới đáy biển.

“Độ sâu của đáy biển, nơi phát hiện mảnh vỡ, khoảng 25-30 mét. Đó là lý do vì sao chúng tôi phải điều thợ lặn chuyên nghiệp của mình để trục vớt những vật thể còn dưới đáy biển”-ông Soelistyo cho biết.

Bộ Giao thông Vận tải Indonesia trước đó cũng đã xác nhận mảnh vỡ có màu sơn đỏ và trắng trôi gần vùng biển ngoài khơi thị trấn Pangkalan Bun là của chiếc máy bay xấu số QZ8501.

Tổng Giám đốc Cục Hàng không dân dụng Indonesia Djoko Murjatmodjo cũng khẳng định mảnh vỡ đó là cánh cửa thoát hiểm của chiếc máy bay, màu sơn trắng đỏ là màu đặc trưng của Hãng AirAsia Indonesia.

Tàu hải quân KRI Bung Tomo và máy bay trực thăng của Indonesia phát hiện cánh cửa thoát hiểm này vào lúc 13 giờ 50 phút cùng ngày.

Trước đó khoảng 30 phút, máy bay tìm kiếm cứu nạn Hercules C130 của không quân Indonesia cũng phát hiện nhiều thi thể nghi là các nạn nhân của tai nạn máy bay QZ8501.

Tin tức ban đầu về việc phát hiện những mảnh vỡ máy bay và thi thể đang làm tắt dần hi vọng của thân nhân hành khách đi trên chuyến bay. Khi truyền hình phát đi hình ảnh một thi thể trôi dạt trên biển, nỗi đau vỡ òa trong khu chờ đợi tại Trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia ở Surabaya.

Tập trung tìm kiếm ở khu Tây Borneo

Ông Djoko Murjatmodjo nhấn mạnh cuộc tìm kiếm trong hôm nay (31-12) tập trung ở khu vực phát hiện mảnh vỡ.

Người phát ngôn của hải quân Indonesia cho biết cửa thoát hiểm, những chiếc túi oxy và thi thể nạn nhân đã được máy bay trực thăng đưa về Pangkalan Bun để kiểm tra.

Báo Jakarta Post dẫn lời phi công Tri Wibowo trên chiếc Hercules C130 của không quân Indonesia cho biết anh đã nhìn thấy hàng chục thi thể, túi xách cùng mảnh vỡ máy bay trôi dạt trên các vùng biển cách thị trấn Pangkalan Bun khoảng 160 km về phía Tây đảo Borneo vào khoảng 11 giờ Indonesia.

Từ đó trở đi các máy bay, tàu hải quân phát hiện thêm những mảnh vỡ và hành lý khác trôi dạt gần đó.

“Chúng tôi nghĩ rằng những hành khách đó vẫn còn sống và vẫy gọi chúng tôi hỗ trợ. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến gần hơn chúng tôi thấy rằng họ đã chết, thi thể đã trương phình lên”-trang mạng Kompas.com dẫn lời phi công Wibowo cho biết.

Trước đó, khoảng 10 giờ máy bay vận tải cỡ trung bình C295 của Indonesia phát hiện mảnh vỡ đầu tiên ở eo biển Karimata.

Tính đến nay có 30 tàu và 21 máy bay của Indonesia, Úc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ đã tìm kiếm trong khu vực rộng khoảng 18.520 km2 ở biển Java.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.