Dự án IFAD tỉnh Gia Lai giải ngân trên 39 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, các đơn vị tham gia Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh đã tổ chức 3 lớp tập huấn về lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng thị trường có sự tham gia của cộng đồng cho 222 xã trên địa bàn tỉnh; tổ chức 4 hội nghị liên kết ngành hàng giữa doanh nghiệp và các nhóm chung sở thích.

Kết quả, đã có 18 doanh nghiệp ký hợp đồng và biên bản ghi nhớ với 102 nhóm chung sở thích để cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Quang cảnh buổi sơ kết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh buổi sơ kết. Ảnh: Nguyễn Diệp

Các huyện tham gia dự án đã triển khai giải ngân Quỹ quay vòng vật tư cho 255/255 nhóm chung sở thích, giúp việc mua bán chung vật tư đầu vào số lượng lớn, giá cả thấp hơn mua tại các thôn, làng. Quỹ tài trợ dự án nhỏ cạnh tranh đã có 147 nhóm được nhận tài trợ, đạt 104%. Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh đã triển khai xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện quỹ. Quỹ phát triển cộng đồng năm 2015 chuyển sang đã hoàn thành 25/25 công trình… Nhờ đó, đến nay, dự án đã giải ngân được 39,6 tỷ đồng, đạt 70,2% kế hoạch được giao.

Từ nay cho đến khi kết thúc dự án, các địa phương hưởng lợi tiếp tục tổ chức các hội thảo liên kết ngành hàng cấp huyện, tập huấn kỹ năng cho những nông dân giỏi phương pháp tập huấn hiện trường, xây dựng bộ tài liệu để nhân rộng trong hệ thống khuyến nông và đẩy nhanh giải ngân vốn giai đoạn II…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.