Nuôi "gà tiến Vua"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Pleiku đã được tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức món đặc sản gà Đông Tảo-đặc sản “gà tiến Vua” của xứ sở nhãn lồng Hưng Yên. Ngay tại Gia Lai, nhiều người đã bắt tay nuôi thử nghiệm và nhân giống gà quý này…
 

  Anh Khoa giới thiệu về gà Đông Tảo. Ảnh: Lê Hòa
Anh Khoa giới thiệu về gà Đông Tảo. Ảnh: Lê Hòa

Là một trong những người tiên phong nuôi gà Đông Tảo tại Gia Lai, anh Vũ Xuân Khoa (hiện trú tại tổ 8, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) đang là chủ nhân của một trang trại nhỏ chuyên nuôi gà Đông Tảo. Sinh ra và lớn lên ở Cửa Nam (TP. Nam Định), một trong những nơi có phong trào nuôi gà cảnh khá mạnh nên ngay từ bé, anh Khoa đã đặc biệt yêu thích thú chơi này. “Năm 2012, mình đưa vợ con vào Pleiku lập nghiệp. Thú chơi gà cảnh ngấm vào máu nên trong hành trình Nam tiến, mình cũng xách theo 5 con gà Đông Tảo để tiếp tục thú chơi. Giữa năm 2014, nhận thấy nhu cầu sử dụng giống gà Đông Tảo ở Pleiku khá ổn, mình quyết định đưa gà Đông Tảo giống về bán. Đến dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, tôi đưa thêm gà thịt về”-anh Khoa kể lại.

Để tìm đầu ra, anh Khoa lặn lội gõ cửa từng nhà hàng, quán nhậu để chào hàng. Nhiều nhà hàng trên địa bàn TP. Pleiku khi ấy đã nhận nhập gà của anh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, việc kinh doanh gà Đông Tảo thịt gặp nhiều khó khăn, anh Khoa liền chuyển hướng qua nuôi gà Đông Tảo lấy giống.

“Ở Pleiku hiện nay nếu xét kỹ thì chỉ nhà tôi và hộ anh Tín ở phường Chi Lăng (TP. Pleiku) nhân giống đúng gà Đông Tảo thuần chủng, còn hầu hết các hộ khác chỉ nuôi gà Đông Tảo lai hay nuôi theo phong trào”-anh Khoa chia sẻ. Cách đây 2 tháng, đàn gà Đông Tảo nhà anh Khoa đã đạt đến 300 con bố mẹ, mỗi tháng cung cấp cho thị trường khoảng 100 con gà giống. Hiện nay, do thay đổi chỗ ở nên anh giảm một số lượng lớn gà, đợi nơi ở mới ổn định hơn mới gây giống trở lại.

Theo anh Khoa, nuôi gà Đông Tảo khó mà dễ. Chính anh khi bắt đầu cũng đã mất trắng 40-50 triệu đồng cho việc theo đuổi giống gà này. “Đặc thù của gà Đông Tảo lúc mới sinh đến lúc 6-7 tháng tuổi mọc rất ít lông, vì thế việc giữ ấm cho gà là rất quan trọng. Điều này không đơn giản đối với thời tiết ở Pleiku. Bên cạnh đó, sức đề kháng của gà Đông Tảo khá kém nên việc chăm sóc đòi hỏi có những bí kíp riêng mà chỉ người nuôi mới chia sẻ cho nhau”-anh Khoa nói. Gà Đông Tảo thường phải nuôi 8-12 tháng mới đạt đến độ để có thể đem đi bán. Khi ấy, gà sẽ đạt trọng lượng từ 3,5 kg đến 4 kg/con. Dấu hiệu nổi bật nhất của gà Đông Tảo so với các giống gà khác là có cặp chân rất to, xù xì. “Ngay từ lúc mới nở, cặp chân của gà con đã to gấp đôi gà thường. Có những con gà thuần chủng được chăm sóc tốt, cặp chân của nó to bằng bắp tay người”-anh Khoa chia sẻ thêm. Một con gà Đông Tảo ngon phải có cặp chân to, các ngón chân phải dày, nhìn khỏe khoắn. Ở con gà Đông Tảo, ngon nhất cũng chính ở cặp chân. Gà đạt 10-12 tháng tuổi sẽ cho thịt đỏ như thịt bò, da dày tựa như da bê.

 

Anh Khoa đang kiểm tra sức khỏe cho một con gà Đông Tảo. Ảnh Lê Hòa.jpg
Anh Khoa đang kiểm tra sức khỏe cho một con gà Đông Tảo. Ảnh Lê Hòa

Hiện nay, giá gà Đông Tảo thương phẩm được bán ở mức 350 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/kg tùy gà xấu hay đẹp. Dịp Tết, nhu cầu tăng cao nên người bán ít khi bán theo cân ký mà bán “vo”, tức là nhìn con phát giá. Gà thường có giá từ 1,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/con, còn những con gà Đông Tảo thuần chủng, dáng đẹp, cân nặng đạt mức lý tưởng của gà Đông Tảo là 7 đến 8 kg có thể sẽ được bán với giá vài chục triệu đồng/con. Thị trường Gia Lai hầu hết buôn bán gà Đông Tảo lai. Dấu hiệu để phân biệt giữa gà Đông Tảo lai hay thuần chủng khá rõ rệt, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận thấy qua quá trình quan sát. “Gà lai thường nhỏ, trọng lượng đạt tầm 3,5-4 kg/con. Màu lông cũng sẽ bị lai tạp với các màu khác bởi gà Đông Tảo thuần chủng chỉ có hai màu lông cơ bản là màu đen (gọi là mã the) và màu mận chín (mã mận). Cũng có trường hợp gà Đông Tảo đột biến cho ra lông màu trắng hay màu xám nhưng những con này giá sẽ rất đắt do độc và đẹp”-anh Khoa cho biết. Giá của một con gà Đông Tảo giống 1 ngày tuổi tương đương với một con gà thịt ta. Hiện tại, cơ sở nhà anh Khoa đang cung cấp gà Đông Tảo 1 ngày tuổi là 120 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/con; gà 1 tháng tuổi, được tiêm vắc xin đầy đủ tầm 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng/con tùy độ đẹp. Cái khó trong việc nhân giống gà này ở chỗ, do chân gà quá to, gà chậm chạp và vụng về nên khi ấp, gà mẹ thường hay làm vỡ trứng. Do đó, tốt nhất để đảm bảo tránh thiệt hại thì người nuôi nên can thiệp bằng các biện pháp khác như: ấp trong lò, nhờ gà mái ta ấp trứng…

Anh Khoa dự định sắp tới sẽ tìm mua giống gà Hồ (giống gà đặc sản có xuất xứ ở xã Từ Hồ, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh)-cũng là một trong 5 đặc sản “gà tiến Vua” về nuôi và nhân giống. “Gà Hồ thịt còn ngon hơn cả gà Đông Tảo nhưng giá thị trường chỉ ở mức tương đương, thậm chí thấp hơn. Tôi muốn đưa giống gà này về nuôi thử xem sao”-anh Khoa nói.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.