Loại bỏ 167 dự án thủy điện nhỏ ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số 167 dự án, các tỉnh Tây Nguyên loại bỏ 117 dự án, với tổng công suất 337,16 MW; các huyện giáp Tây Nguyên loại bỏ 50 dự án, với tổng công suất 280,2 MW.
 

Lâm Đồng là địa phương kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện nhỏ nhiều nhất, với trên 40 dự án, có tổng công suất 105,5 MW.

Tiếp đến, tỉnh Kon Tum đã loại bỏ 34 dự án, với tổng công suất 113,9 MW và Quảng Nam là địa phương giáp với Tây Nguyên loại 22 dự án, với tổng công suất 142,1 MW.

Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đánh giá quy hoạch, đầu tư phát triển thủy điện ở Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc về môi trường, xã hội. Cụ thể, đến nay, khu vực Tây Nguyên đã phải chuyển đổi 80.000 ha đất các loại cho thủy điện và có gần 26.000 hộ dân bị ảnh hưởng khi xây dựng các công trình thủy điện.

Việc trồng rừng bù lại diện tích rừng bị mất do xây dựng thủy điện còn rất chậm (mới trồng được 757 ha so với 22.770 ha rừng đã chuyển đổi mục đích xây dựng thủy điện), quản lý chất lượng của các dự án thủy điện vừa và nhỏ bị buông lỏng, còn nhiều dự án chậm khắc phục hậu quả về môi trường.

Các dự án thủy điện ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng giáp ranh Tây Nguyên cũng chậm tổ chức tái định canh, định cư, còn hàng trăm hộ dân trong các vùng dự án chưa được cấp đủ đất sản xuất, nhiều hạng mục giao thông, công trình phúc lợi chưa bố trí vốn xây dựng gây nhiều khó khăn cho đồng bào các dân tộc...

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.