Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 12-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch và Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; UBND và phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị trường cao đẳng, đại học đứng chân trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2021-2022, mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, song toàn ngành đã nỗ lực khắc phục khó khăn để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng-chống dịch vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Toàn ngành đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo khung kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản chương trình và kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng. Cùng với đó, tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát; kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp; phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp đối với trẻ em mầm non.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chú trọng triển khai đúng theo kế hoạch, lộ trình. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức thành công, đảm bảo nghiêm túc và an toàn. Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59 (tăng 5 bậc so với năm 2020); 37/39 thí sinh thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022 đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Chất lượng giáo dục đại học có những cải thiện rõ rệt với 5 cơ sở lọt vào tốp đại học tốt nhất thế giới. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm; đến nay, 63/63 tỉnh thành đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, 44/63 tỉnh thành đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Toàn ngành đã tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số...; tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, từng bước khắc phục tình trạng thừa-thiếu giáo viên. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo bậc mầm non đạt 91,7%; tiểu học là 74,8%; THCS 86,1% và THPT đạt 99,9%. Bộ Chính trị cũng đã quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương trong giai đoạn 2022-2026.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, đơn vị liên quan và một số địa phương đã bày tỏ sự phấn khởi trước những kết quả nổi bật mà toàn ngành GD-ĐT đã đạt được trong bối cảnh khó khăn chung; đồng thời tập trung phân tích, thảo luận về những tồn tại, hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022. Trong đó, tập trung vào những vấn đề như: các quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT triển khai dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19 còn mang tính ứng phó tạm thời; nhiều địa phương thiếu trang thiết bị học trực tuyến; nhiều trường mầm non công lập có nguy cơ phải đóng cửa; tỷ lệ trường tiểu học tổ chức bán trú còn thấp; tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu; việc thực hiện tự chủ đại học còn chậm; công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh sinh viên còn thiếu sự chủ động, chưa kịp thời...

Trên cơ sở báo cáo của Bộ GD-ĐT và các ý kiến tham luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị ngành GD-ĐT cần nhìn thẳng vào những bất cập, yếu kém và chủ quan của mình để rút kinh nghiệm, từ đó đề ra giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong năm học tới. Theo Phó Thủ tướng, giáo dục là một quá trình liên tục, thường xuyên và luôn luôn phải đổi mới; việc dạy và học phải đảm bảo thực chất, phát triển được toàn diện về đức-trí-thể-mỹ cho học sinh. Trước mắt, ngành GD-ĐT cần có kế hoạch chi tiết để củng cố, bổ khuyết kiến thức cho học sinh sau đại dịch; phối hợp cùng các ngành và địa phương làm tốt việc phân bổ, tuyển dụng số biên chế vừa được bổ sung; theo dõi sát sao công tác xét tuyển, tuyển sinh đại học. Bộ GD-ĐT cần đôn đốc Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ để xem xét, cho chủ trương về việc mua sách giáo khoa hỗ trợ cho học sinh khó khăn mượn học tập...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chỉ đạo một số nội dung liên quan đến năm học mới 2022-2023 trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mộc Trà
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chỉ đạo một số nội dung liên quan đến năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mộc Trà

Về phía tỉnh Gia Lai, trước khi diễn ra hội nghị toàn quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đã quán triệt, chỉ đạo một số nội dung liên quan đến năm học mới 2022-2023 trên địa bàn tỉnh. Sau khi nghe báo cáo của các sở: GD-ĐT, Nội vụ và Y tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành GD-ĐT, các ngành liên quan và địa phương trong tỉnh “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD-ĐT” theo đúng chủ đề năm học 2022-2023 mà Bộ GD-ĐT đã xác định. Theo đó, rà soát lại toàn bộ quy định để đảm bảo sự phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở giáo dục. Để đảm bảo tổ chức một năm học mới an toàn, Sở GD-ĐT phải phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế triển khai tốt công tác phòng-chống dịch, không để dịch chồng dịch; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân và học sinh thấy được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin. Tăng cường giáo dục chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng về chuẩn hóa giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với quyết tâm cao nhất và cần cẩn trọng, chắc chắn, hiệu quả.

Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Bộ Chính trị vừa giao bổ sung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ và các địa phương phải khẩn trương rà soát, sắp xếp lại trường, lớp theo quy định gắn với phân giao chỉ tiêu phù hợp nhằm giải quyết bài toán thiếu giáo viên trong năm học 2022-2023; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương về nhân viên trường học, nhất là nhân viên y tế để thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh.

Ngoài ra, các địa phương cần rà soát và có chính sách hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa cho học sinh khó khăn trước thềm năm học mới; nghiên cứu xây dựng thêm nhiều mô hình bán trú dân nuôi nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số kết hợp với dạy tiếng Bahnar, Jrai trong nhà trường. Đặc biệt, cần công khai minh bạch các khoản thu trong nhà trường, tuyệt đối không được lạm thu...

MỘC TRÀ

 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.