Gia Lai: Đồng bào Công giáo thi đua yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phát huy tinh thần Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, thông qua các phong trào thi đua yêu nước, đồng bào Công giáo tỉnh Gia Lai đã góp phần cùng đồng bào các tôn giáo, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Một địa bàn có đông đồng bào theo đạo Công giáo tại Thành phố Pleiku, đó là Giáo xứ Đức An, một Giáo xứ có bề dày hơn 50 năm thành lập. Trao đổi với PV, ông Lê Minh Tuấn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Ia Kring nhận xét:  “Những năm qua, đồng bào theo đạo tại Giáo xứ luôn chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chăm lo làm ăn đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định, tham gia các cuộc vận động và phong trào do địa phương triển khai tại khu dân cư, tình hình an ninh trật tự trong khu vực giáo xứ được ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân luôn được củng cố và tăng cường”. 
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nói chuyện trao đổi với đồng bào Công giáo. Ảnh Thanh Nhật
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nói chuyện trao đổi với đồng bào Công giáo. Ảnh Thanh Nhật
Đặc biệt tại Giáo xứ Đức An còn có cơ sở từ thiện Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, do các nữ tu (xơ) thuộc dòng nữ tu Phao lô thành lập từ năm 1994. Nhờ vậy đã có hàng trăm trường hợp là trẻ bất hạnh tàn tất bị bỏ rơi, mồ côi, không nơi nương tựa được chăm sóc nuôi dưỡng. Ngoài các cháu từ 3 tháng đến 4 tuổi, các cháu còn lại đều được cho đi học tại các trường mầm non, phổ thông các cấp trên địa bàn. Mặc dù việc nuôi dưỡng các cháu vô cùng vất vả, nhưng với tinh thần dấn thân phục vụ, nên tập thể các xơ, các bảo mẫu luôn dành tình cảm và sự chia sẻ tình thương yêu, với niềm hy vọng là bù đắp phần nào sự thiệt thòi, giúp cho các cháu vượt qua bất hạnh. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc toát lên từ bàn tay dịu hiền của các xơ, các bảo mẫu mỗi ngày, những người mẹ lặng thầm ươm mầm xanh tương lai cho xã hội.
Tại nhiều giáo xứ trên địa bàn tỉnh, bà con giáo dân còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Tiêu biểu như Giáo xứ Ngô Sơn (huyện Chư Pah) đã phối hợp với MTTQ tại địa phương quyên góp kinh phí xây 4 ngôi nhà đại đoàn kết cho người nghèo, trị giá mỗi căn 70 triệu và hỗ trợ giúp đỡ trên 200 triệu đồng cho các hộ nghèo gặp đau ốm, rủi ro, hoạn nạn và trên 500 quyển vở cho học sinh nghèo vượt khó... 
Giáo xứ Mỹ Thạch huyện Chư Sê có 600 hộ và 3.500 nhân khẩu sinh sống ở 27 thôn làng, tổ dân phố của Thị trấn. Bà con giáo dân luôn phát huy tinh thần kính chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, bà con đã tích cực tham gia phong trào nhân đạo từ thiện, với tổng số tiền hàng năm gần 100 triệu đồng quyên góp, ủng hộ giúp đỡ từ 25 đến 30 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó, chia sẻ giúp đỡ các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật vươn lên trong cuộc sống...
Tại cơ sở từ thiện Nhà trẻ mồ côi Sao Mai. Ảnh Thanh Nhật
Tại cơ sở từ thiện Nhà trẻ mồ côi Sao Mai. Ảnh Thanh Nhật
Đặc biệt, phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã thu hút được đông đảo đồng bào Công giáo tham gia. Ông Brốt là Giáo phu làng Kon Ma Ha xã Hà Đông huyện Đak Đoa là một trong những điển hình. Trước đây hoàn cảnh gia đình ông cũng khó khăn, ông đã quyết tâm cùng gia đình phấn đấu phát triển sản xuất với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, từng bước làm ăn có tích luỹ và tái đầu tư sản xuất. Đến nay, gia đình ông đã vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá trở lên. Hiện sản xuất của gia đình gồm có 3ha cao su, 1 ha cà phê, nuôi 5 con bò, trồng 5 sào lúa, đem lại thu nhập ổn định. Ông còn hướng dẫn bà con dân làng chăm lo phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, tích cực vận động bà con giáo dân công giáo trên địa bàn phát triển sản xuất, gắn với thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động. Tiêu biểu trong phong trào này tại xã Uar huyện Krông Pa còn có ông Tạ Đức Quảng, là nhóm trưởng giáo họ Phú Hòa cũng đã tuyên truyền vận động giáo dân chuyển đổi sang trồng điều ghép, mỳ cao sản, giống lúa mới cho năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập đảm bảo ổn định đời sống và nhiều hộ vươn lên khá. 
Cùng với tranh thủ các nguồn vốn vay của nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, tinh thần quyết tâm học hỏi, nhiều hộ đã mạnh dạn đổi mới nếp nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả. Gia đình ông Kpă Gút (xã Bar Măih-huyện Chư Sê) trồng 1.500 cây cà phê, 600 trụ tiêu, 5 sào lúa nước, 3 sào mỳ, trừ chi phí sản xuất mỗi năm thu nhập được trên 200 triệu đồng.  Tại Giáo xứ An Sơn, huyện Đak Pơ có hộ ông Phạm Văn Hưng, hộ ông Nguyễn Văn Vũ Bảo làm vườn ươm cây rau giống, mô hình sản xuất thủy canh đã góp phần cải thiện môi trường, tăng thu nhập ổn định... Nhiều hộ khác trong đồng bào Công giáo cũng là những gương đi đầu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng...
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm các nhà thờ nhân dịp lễ giáng sinh. Ảnh Thanh Nhật
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm các nhà thờ nhân dịp lễ giáng sinh. Ảnh Thanh Nhật
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông  Trần Văn Quế-Trưởng Ban Chức việc (Câu chánh) Giáo xứ La Sơn thuộc xã Ia Băng, huyện Đak Đoa đã tích cực tuyên truyền, vận động giáo dân tham gia chương trình tái canh cà phê do chính quyền triển khai. Bà con đã mạnh dạn nhổ bỏ những cây cà phê già cỗi, để trồng thay bằng giống mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, bản thân ông còn vận động bà con giáo dân đóng góp hơn 10.000 ngày công, phối hợp cùng UBND xã Ia băng xây dựng nhiều km đường bê tông nông thôn, để việc đi lại của bà con được tiện lợi hơn; cùng chính quyền xã vận động hộ gia đình tự đào hố rác để tiêu hủy rác, để môi trường cảnh quan sạch đẹp cho nông thôn mới. Ngoài ra, ông còn tích cực tuyên truyền, vận động giáo dân thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng khu dân cư 3 không (không có tội phạm, không có ma túy, không có tệ nạn xã hội), vận động gia đình giáo dân thường xuyên nhắc nhở, quản lý con em không mắc vào các tệ nạn xã hội...
Bà Đinh Thị Giang-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai nhận xét: “Qua thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và sống tốt đời-đẹp đạo, bằng những việc làm mang ý nghĩa thiết thực, đồng bào Công giáo tỉnh Gia Lai đã phát huy hiệu quả các hoạt động từ thiện xã hội và tương thân tương ái, an sinh xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân”.
      Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.