Nghiêm trị những kẻ tổ chức vượt biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, Tòa án Nhân dân tỉnh đã mở các phiên tòa xét xử lưu động nhiều đối tượng tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài. Hầu hết các bị cáo đều lười lao động, từng vượt biên nhiều lần, biết đường trốn sang Campuchia, Thái Lan nên rủ rê, lôi kéo người khác vượt biên nhằm thu lợi bất chính.

 Bị cáo A Thiên (cầm micro) và Rơ Lan Nghin trước vành móng ngựa. Ảnh: Thoại Nhân
Bị cáo A Thiên (cầm micro) và Rơ Lan Nghin trước vành móng ngựa. Ảnh: Thoại Nhân

A Thiên (còn gọi là Kpă Mon, SN 1983, trú tại buôn Tul, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm vượt biên vào ngày 19-2-2015. A Thiên lôi kéo 8 người dân tộc thiểu số rồi móc nối với nhóm của Rơ Lan Nghin ở xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, nhập thành nhóm 18 người băng rừng vượt biên sang Campuchia. Ngày 25-2-2015, cả nhóm bị Cảnh sát hoàng gia Campuchia bắt khi đang lẩn trốn trong rừng. Trước đó, A Thiên nhận 43.500.000 đồng của 5 người ở làng Sur A, xã Ia Ko, huyện Chư Sê để vượt biên sang Campuchia bằng đường ô tô nhưng không thành.

Chúng tôi gặp A Thiên lần đầu ngay sau khi y bị Cảnh sát Campuchia trao trả về Việt Nam. Y khai nhận: “Vào tháng 1-2015, tôi có liên lạc với Siu Em sống bên Mỹ để hỏi về việc trốn qua Campuchia. Siu Em cho tôi số điện thoại của một người tên Hùng ở Phú Yên. Tôi liên lạc với Hùng và hỏi đường trốn sang Campuchia như thế nào. Tên Hùng nói tôi thu tiền mỗi người đi trốn là 8 triệu đồng, tôi đã thu được 5 người. Hùng cầm được tiền rồi thì đi mất, tôi không tìm ra và không liên lạc được. Thấy tình hình như vậy và biết là không thể trốn đi Campuchia theo đường quốc lộ được nữa, tôi quay về nhà và liên lạc với Siu Luyến (Ama Chin, người làng Sur A, xã Ia Ko, huyện Chư Sê, hiện sống tại Campuchia) để hỏi trốn theo đường rừng như thế nào. Ama Chin cho tôi số điện thoại của Rơ Lan Nghin. Sau đó, tôi cùng 8 người khác nhập với nhóm của Nghin đi Campuchia theo sự hướng dẫn của Ama Chin. Đến khu vực rừng thuộc địa phận Campuchia, sau khi hết gạo ăn, tôi đã thu mỗi người 100.000 đồng để mua gạo, thức ăn. Hết số tiền này, tôi lại tiếp tục thu vàng, cứ như thế cho đến khi bị bắt giữ. Tôi đã trốn đi Campuchia 5 lần rồi, đều không được đến nước Mỹ, bởi vì những việc làm của tôi chỉ là lừa đảo”.   

A Thiên sinh tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông. Năm 2007, A Thiên bỏ vợ và 2 con nhỏ ở xã Ia Lâu, đến xã Ia Broăi, huyện Ia Pa lấy vợ mới và cũng có 1 đứa con. Cuộc hôn nhân này cũng chẳng được bao lâu, trước khi tổ chức vượt biên, để có tiền ly dị người vợ thứ hai theo phong tục của người Jrai, A Thiên nhận 5 triệu đồng để làm hộ chiếu sang Thái Lan cho 3 trường hợp ở xã Ia Piơr, huyện Chư Prông. Tháng 6-2014, A Thiên lần lượt dẫn họ đến địa điểm làm chứng minh nhân dân của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh), bảo họ ngồi chờ để y vào trong làm thủ tục. Thực tế đó chỉ là màn kịch A Thiên dựng lên để chiếm đoạt số tiền này. Trong số những người bị A Thiên lừa có cả em ruột y và những anh em, bạn bè thân thuộc! Với hành vi trên, A Thiên bị Công an huyện Chư Prông khởi tố, truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng này còn có tiền án 4 năm tù về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, chưa được xóa án tích thì lại tiếp tục phạm tội.

Vì tin rằng trốn đi Campuchia sẽ được qua Mỹ hưởng cuộc sống sung sướng nên nhiều người dân đã rơi vào vòng luẩn quẩn của trò lừa vượt biên. Điều đáng báo động là 4 trong số 18 người trên (trong đó có 1 nữ) tự nguyện đi theo nhóm chỉ vì tin rằng miền đất không cần lao động mà vẫn giàu sang là có thật. Kpuih Chem Mem (SN 1995, ở làng Piơr 2, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông), một người trong nhóm trốn kể lại: “Tôi sang nhà Rơ Lan Nghin chơi, Nghin nói sang Campuchia làm 1 ngày 2 triệu đồng, thế là tôi theo. Nhưng đi trong rừng khổ lắm, không có nước uống, tôi bị ốm sắp chết, 2 ngày mới tìm thấy suối”.

Thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước, chính quyền tạo điều kiện cho những người bị A Thiên, Rơ Lan Nghin lôi kéo vượt biên trở về buôn làng, hòa nhập cộng đồng, cam kết không tái phạm. Còn A Thiên, Rơ Lan Nghin bị Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử lưu động tại UBND xã Ia Piơr, huyện Chư Prông vào ngày 17-7-2015 trước sự chứng kiến của hơn 300 người dân. Già làng Kpuih Joát (làng Piơr 1, xã Ia Piơr) nói: “Hôm nay Tòa xét xử 2 người này, trong làng mừng lắm. Vì nghe nó mà nhiều nhà rất khổ. Đừng ai vượt biên nữa, chỉ có khổ sở, đói khát thôi”.

Với 2 tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, A Thiên bị tuyên phạt tổng cộng 5 năm tù. Rơ Lan Nghin nhận mức án 3 năm tù về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

Thoại Nhân

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.