Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Toàn dân thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế” là chủ đề của Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam (1-7) năm nay. Tại Gia Lai, các hoạt động kỷ niệm tập trung vào việc tuyên truyền tốt chủ đề đồng thời tăng cường nhận thức của người dân cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHYT. Tính đến nay, toàn tỉnh có 73,5% dân số tham gia BHYT. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia BHYT theo kế hoạch của Tỉnh ủy Gia Lai đề ra.
 

  Tham gia bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Ảnh: Như Nguyện
Tham gia bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Ảnh: Như Nguyện

Xung quanh việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh, ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Gia Lai cho biết: Bảo hiểm y tế là một chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của nước ta, vì vậy luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, được triển khai sâu rộng trên phạm vi cả nước. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Luật BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay, tỉnh ta có 73,5% dân số tham gia BHYT, đạt kết quả trên đã là khó, nhưng làm thế nào để duy trì và phát triển theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 tỉnh ta phấn đấu có trên 90% dân số tham gia BHYT lại đòi hỏi các ngành, các cấp vào cuộc một cách quyết liệt.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh còn gặp trở ngại, khó khăn đó là một số địa phương chưa thật sự vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, thiết thực. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, cũng như định hướng dư luận để khẳng định tầm quan trọng của Nghị quyết 21-NQ/TW đối với đời sống nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội có lúc trầm lắng. Một số cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, còn nhầm lẫn chính sách BHXH, BHYT với loại hình bảo hiểm thương mại nên trong quá trình tuyên truyền vận động nhân dân tham gia còn nhiều hạn chế... Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT vẫn còn; hiện tượng chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra...

Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT chưa chủ động thực hiện chức năng tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để ban hành các văn bản chỉ đạo lĩnh vực quản lý; phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế... Nhận thức về chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW trong một bộ phận cơ sở khám-chữa bệnh BHYT tuy chuyển biến nhưng chưa đáng kể. Còn có biểu hiện lạm dụng quỹ khám-chữa bệnh. Chất lượng khám-chữa bệnh chưa đáp ứng được sự hài lòng của người tham gia BHYT. Công tác phối hợp giữa ngành y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ có chuyển biến nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất.

* P.V: Với những khó khăn, trở ngại như trên, để tăng lượng người tham gia BHYT theo chỉ tiêu đề ra, BHXH tỉnh sẽ triển khai các giải pháp nào trong thời gian tới, thưa ông?

- Ông Lê Quốc Khánh: Duy trì kết quả đạt được đã khó nhưng mở rộng và phát triển người tham gia BHYT theo kế hoạch đề ra lại càng khó hơn. Việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT cần sự huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai đã ra chủ đề thực hiện đó là: Tăng cường kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả công việc, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Đồng thời, Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai đề ra 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt Luật BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao trách nhiệm của mọi người trong thực hiện Luật BHYT, nhất là chủ sử dụng lao động.

Thứ hai, đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đề ra; nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyển đổi tác phong phục vụ người dân, người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHYT; cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp thẻ BHYT, thay đổi nơi khám-chữa bệnh ban đầu, cấp lại thẻ BHYT khi người tham gia bị mất thẻ BHYT; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành liên quan trong triển khai thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BHYT; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, cấp thẻ BHYT, thanh toán chi phí khám-chữa bệnh BHYT.

Nhóm giải pháp thứ ba là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi nghĩa vụ khi tham gia BHYT; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT; tuyên truyền mỗi cá nhân tự chăm lo đến sức khỏe, khi ốm đau đến cơ sở y tế để khám-chữa bệnh. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng và Website của Bảo hiểm xã hội tỉnh để tuyên truyền.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

* P.V: Mới đây, có thông tin về số kinh phí 385,2 tỷ đồng kết dư từ quỹ khám bệnh, chữa bệnh do BHXH tỉnh Gia Lai quản lý. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này? Theo ông, đâu là nguyên nhân của việc kết dư này và BHXH tỉnh sẽ có những triển khai gì để khắc phục những khó khăn, tồn tại trên?

- Ông Lê Quốc Khánh: Tỉnh ta trong 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012) kết dư trên 385,2 tỷ đồng. Vấn đề này được các ngành, các cấp quan tâm, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã nhiều lần kiến nghị chuyển kinh phí kết dư theo Luật BHYT. Ngày 11-3-2013 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1860/VPCP-KTTH về việc sử dụng nguồn kinh phí kết dư của quỹ BHYT, ngày 14-6-2013, Bộ Y tế có Công văn số 3496/BYT-VPB1 về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5-Quốc hội khóa XIII. Theo tinh thần của Công văn này thì trước mắt Chính phủ cho phép sử dụng nguồn kinh phí kết dư quỹ BHYT (bao gồm quỹ khám-chữa bệnh BHYT và quỹ dự phòng khám-chữa bệnh BHYT phát sinh từ năm 2010 đến năm 2012) để ưu tiên đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ khám-chữa bệnh theo chế độ BHYT.

Một số nguyên nhân chính kết dư quỹ BHYT tại tỉnh ta đó là ngành Y tế chưa được đầu tư đúng mức cho các cơ sở y tế cho nên chưa thật sự thu hút người tham gia BHYT chẳng may ốm đau bệnh tật phải đi khám-chữa bệnh theo chế độ BHYT. Công tác tuyên truyền về quyền lợi của người tham gia BHYT khi khám-chữa bệnh chưa sâu rộng. Tâm lý của người tham gia BHYT khi ốm đau chủ yếu là tự mua thuốc hoặc dùng các bài thuốc nam, không đi đến cơ sở y tế để khám-chữa bệnh, khi bệnh nặng mới đi khám chữa bệnh; thủ tục khám-chữa bệnh BHYT tuy đã cải cách nhưng vẫn còn rườm rà, chưa được cải cách cho phù hợp, chưa tạo sự thu hút người tham gia BHYT đi khám-chữa bệnh BHYT. Chính vì thế mà tầng suất khám chữa bệnh BHYT của tỉnh ta trong 3 năm (2010-2012) tương đối thấp, bình quân tầng suất khám-chữa bệnh BHYT là gần 1 lần/năm.

Công tác đấu thầu thuốc khám-chữa bệnh BHYT hàng năm ở tỉnh triển khai chậm, thuốc phục vụ khám-chữa bệnh BHYT chưa đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Ngoài ra tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có thẻ BHYT của đội ngũ công chức viên chức chưa tạo được sự hài lòng cho người bệnh.

* P.V: Cảm ơn ông đã thông tin đến bạn đọc!

Như Nguyện (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.