Người cao tuổi là nhân tố sự phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ những năm 50 của thế kỷ XX thế giới bắt đầu xuất hiện xu thế già hóa dân số do tuổi thọ trung bình tăng lên, tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng cao. Hiện tượng già hóa dân số này có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của mỗi người, mỗi gia đình, của cộng đồng mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ðây là vấn đề quan trọng của thế giới.

Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tháng 10-1982 tại Vienne-thủ đô nước Áo, Liên hợp quốc tổ chức Đại hội thế giới lần thứ nhất bàn về vấn đề người cao tuổi. Hơn 3.000 đại biểu của các nước, các tổ chức phi chính phủ đã đến dự.

Sau khi phân tích sâu sắc mọi mặt tình hình người cao tuổi, Đại hội đã chỉ ra những tiềm năng quý giá của người cao tuổi và khẳng định tuổi thọ tăng, người cao tuổi tăng là một thành tựu, một nhân tố quan trọng của sự phát triển, vì vậy “cần bảo đảm không một hạn chế nào mọi quyền lợi của người cao tuổi theo đúng Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc”. Đại hội đã đề ra một chương trình hành động dài hạn vì người cao tuổi.

 

Ông Đinh Klum-một trong những người cao tuổi gương mẫu. Ảnh: Đức Thụy
Ông Đinh Klum-một trong những người cao tuổi gương mẫu. Ảnh: Đức Thụy

Vì vậy năm 1990, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 1-10 hàng năm làm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.

Đây là một quyết định có tầm quan trọng quốc tế để thống nhất hành động vì quyền lợi của người cao tuổi và cũng vì sự tiến bộ chung của nhân loại. Trong thông báo của Liên hợp quốc về quyết định này đã ghi rõ: “Bằng việc đề ra Ngày Quốc tế Người cao tuổi, Liên hợp quốc mong muốn mọi người nhận thức rõ hơn một thực tế về người cao tuổi, thấy rõ khả năng to lớn của họ đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xã hội. Đồng thời cũng lưu ý mọi người trên thế giới về một hiện tượng rất mới mẻ, đó là già hóa dân số và trong tương lai không xa về kỷ nguyên của người cao tuổi”.

Ở nước ta, ngày 1-10-1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó khẳng định: “Chăm sóc và phát huy người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta”. Ngày 19-9-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 332/CP về việc tổ chức Ngày Quốc tế Người cao tuổi đã chỉ ra những việc các ngành, các cấp, các cơ quan, đoàn thể phải làm trong dịp Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1-10) hàng năm. Trong đó xác định: “Ngày Quốc tế người cao tuổi cần được tổ chức tốt, có sự chỉ đạo cụ thể của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng”.

Người cao tuổi nước ta không chỉ có công sinh thành, giáo dưỡng lớp trẻ, mà còn là lớp người có vai trò rất lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Tháng 6-1941, Bác Hồ đã gửi thư cho các cụ phụ lão cả nước, trong đó nhấn mạnh: “Trách nhiệm của các cụ phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão góp sức”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ luôn coi trọng phát huy vai trò, lực lượng người cao tuổi.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Quốc hội nước ta đã ra Pháp lệnh Người cao tuổi, quy định cụ thể việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảng tiếp tục xác định: “Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc; phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống trong xã hội và gia đình”. Gần đây, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Người cao tuổi ngày 23-11-2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010.

Những năm qua, nhờ những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người cao tuổi Việt Nam nói chung được nâng cao. Theo kết quả điều tra dân số năm 2011, nước ta hiện có 8.650.000 người cao tuổi, chiếm 9,9% dân số; đã có gần 1.400.000 người cao tuổi được hưởng chính sách bảo hiểm y tế của Nhà nước và hàng triệu người cao tuổi được hưởng các chính sách miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch…

Trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo làm giàu hợp pháp, người cao tuổi càng có vị trí, vai trò quan trọng. Nước ta là nước nông nghiệp, trải qua nhiều năm chiến tranh, người cao tuổi có những đóng góp to lớn, không chỉ cho cuộc sống gia đình mà cho cả quê hương đất nước. Đến nay, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn còn gần 70% người cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất, trợ giúp con cháu. Người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, các hoạt động dịch vụ. Hàng vạn người cao tuổi đang làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh; tiếp tục có những đóng góp, tăng thu nhập cho gia đình, nuôi dạy con cháu.

Đây là một nhân tố quyết định đạt được mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc… Tuy nhiên, người cao tuổi hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn thách thức gồm: mức trợ cấp vẫn còn thấp; và còn một bộ phận người cao tuổi chưa được hưởng đầy đủ những chính sách, chế độ theo quy định của Nhà nước nên đời sống còn khó khăn, các điều kiện chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí còn hạn chế; các mô hình tốt chưa có điều kiện nhân rộng…

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm nay, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, trong đó có lớp người cao tuổi, để từ đó nâng chất lượng phong trào thi đua “Tuổi cao-Gương sáng” phù hợp với thực tế của địa phương và đơn vị: Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IV và Chương trình hành động toàn khóa của Hội Người cao tuổi Việt Nam, thực hiện tốt 2 chương trình trọng điểm “Mắt sáng cho người cao tuổi” và “người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới”.

 

Nguyễn Văn Thanh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.