Thu phí vào cổng Công viên Diên Hồng theo chủ trương của tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo phản ánh của một dư luận, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Công viên Diên Hồng (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã “tận thu” khi tổ chức bán vé thu phí ngay cả với những người chỉ vào đây để tản bộ, tập thể dục. Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin trên là không chính xác.
Trao đổi cùng P.V, ông Nguyễn Văn Ngà-Giám đốc Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai, cho biết: Thời điểm trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đơn vị đã tích cực sửa sang, tu bổ lại các hạng mục công trình tại Công viên Diên Hồng để phục vụ người dân trong dịp Tết. Ngoài việc tạo điểm nhấn để du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, Công ty còn tổ chức các hoạt động văn hóa như: Biểu diễn cồng chiêng, các trò chơi truyền thống…
Trang trí chậu hoa
Tổng kinh phí đầu tư sửa sang các hạng mục phục vụ Tết Mậu Tuất 2018 tại Công viên Diên Hồng lên đến 700 triệu đồng. Ảnh: N.T
Cụ thể, Công ty đã đặt 40 chậu hoa và trang trí 200 m2 hoa lá dọc theo các con đường trong khuôn viên Công viên Diên Hồng; sửa chữa đường đi, lát đá bờ hồ và sơn sửa, vét vôi tường rào, cây xanh, các khu vui chơi, chuồng thú; lắp đặt các loại bóng đèn, điện trang trí... Tổng kinh phí đầu tư sửa sang các hạng mục phục vụ Tết tại Công viên Diên Hồng khoảng 700 triệu đồng. Trong đó, công ty đầu tư hơn 300 triệu đồng, phần còn lại được lấy từ nguồn thu phí vào cổng. 
Ông Ngà cho biết, để bù đắp chi phí sửa chữa, trang trí đã bỏ ra, Công ty đã đề xuất UBND TP. Pleiku cho phép tổ chức thu phí vào cổng Công viên Diên Hồng. “UBND TP. Pleiku đã có văn bản đồng ý với chủ trương này và công ty sử dụng số tiền phí thu được để trang trải chi phí thực hiện sửa chữa, chỉnh trang các hạng mục tại Công viên Diên Hồng”-ông Ngà xác nhận.
Theo ông Ngà, Công ty chỉ tổ chức thu phí từ ngày mùng 1 đến mùng 10 Tết (tức từ ngày 16-2 đến 25-2-2018). Thời gian bán vé bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều; thời gian còn lại người dân vẫn tự do ra vào để thư giãn, tập thể dục như thói quen sinh hoạt thường ngày. “Như vậy thông tin người dân và cán bộ hưu trí vào Công viên Diên Hồng tập thể dục cũng bị thu phí là không chính xác”-ông Ngà khẳng định.
dap vit
Thời gian bán vé bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, thời gian còn lại người dân vẫn tự do ra vào Công viên. Ảnh: M.N
Trong khi đó, UBND TP. Pleiku cũng có văn bản khẳng định: Việc thu phí vào cổng Công viên Diên Hồng trong dịp Tết đã được thực hiện từ những năm trước đây (liên tục từ năm 2010 đến 2013), hoàn toàn không phải do Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai mới vừa cổ phần hóa nên được “ưu ái” cho tổ chức thu phí.
Văn bản 319/UBND-VP, ngày 22-2 của UBND TP. Pleiku khẳng định: Việc thu phí vào Công viên Diên Hồng được thực hiện căn cứ theo Nghị Quyết số 41/2016/NQ-HĐND ngày 8-12-2016 của HĐND tỉnh Gia Lai về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
“Trên cơ sở văn bản số 359/UBND-KT, ngày 25-1-2017 của UBND tỉnh Gia Lai “về việc giao UBND các huyện, thị xã, thành phố áp dụng mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí như quy định của Nghị quyết trên”: Việc UBND TP. Pleiku ban hành văn bản số 218 /UBND-TCKH ngày 2-2-2018 đồng ý giao cho Công ty Cổ phần Công trình đô thị Gia Lai tổ chức thu phí vào cổng Công viên Diên Hồng dịp Tết vừa qua là đúng thẩm quyền”-văn bản nêu rõ.
đông đảo
Đông đảo người đân đến vui xuân tại Công viên Diên Hồng trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Ảnh: T.D
Theo ông Trần Xuân Quang-Chủ tịch UBND TP. Pleiku: Hàng năm, UBND TP. Pleiku xuất ngân sách nhà nước để chi trả kinh phí cho công tác quản lý, chăm sóc cây, hoa, thảm cỏ và sửa chữa, chỉnh trang các hạng mục tại Công viên Diên Hồng với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Vì vậy, việc thu phí vào cổng Công viên trong dịp Tết nhằm bù đắp một phần khoản chi phí này và tăng cường nguồn nhân lực quản lý bảo vệ, chỉnh trang các hạng mục như điện chiếu sáng, điện trang trí… trong dịp Tết để phục vụ nhân dân tốt hơn.
Lãnh đạo thành phố cho rằng, việc cổ phần hóa thành công đối với Công ty Công trình Đô thị Gia Lai được xem là nỗ lực rất lớn của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa của nhà nước, qua đó không chỉ giảm áp lực cho ngân sách nhà nước mà còn phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong việc tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.