Thị xã An Khê: Ô nhiễm môi trường từ cơ sở sản xuất than tổ ong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian qua, một số hộ dân tại tổ 2- phường An Tân, thị xã An Khê (Gia Lai) nhiều lần gửi đơn phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do cơ sở sản xuất than tổ ong Ngọc Anh gây ra. Dù các cơ quan chức năng của thị xã đã nhiều lần tiến hành kiểm tra, nhưng đến nay mọi việc đâu lại vào đấy gây bức xúc trong dư luận…

Cơ sở sản xuất than tổ ong Ngọc Anh. Ảnh: Lê Anh
Cơ sở sản xuất than tổ ong Ngọc Anh. Ảnh: Lê Anh

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cơ sở sản xuất than tổ ong Ngọc Anh bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2009. Trước đó (năm 2006), cơ sở này chuyên kinh doanh thức ăn gia súc, nhưng đến năm 2009 chuyển sang sản xuất than tổ ong cung cấp ra thị trường. Hiện tại cơ sở có bản cam kết về môi trường do UBND thị xã xác nhận số 08/PXN ngày 13-3-2009 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 000751 cấp ngày 20-4-2006 (được cấp đổi lại ngành, nghề kinh doanh năm 2009).

Từ khi cơ sở sản xuất than tổ ong Ngọc Anh đi vào hoạt động, mỗi lần cơ sở này đổ than gây khói bụi mù mịt làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những hộ dân lân cận. Bà Huỳnh Thị Vân- tổ 2, phường An Tân cho biết: “Dù sản xuất than với khói bụi độc hại, nhưng cơ sở không có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống. Hàng ngày chúng tôi phải chịu lượng bụi than tràn vào nhà làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều chúng tôi thắc mắc là tại sao một cơ sở sản xuất than lại được cấp giấy phép kinh doanh nằm trong khu dân cư?…”. Quá bức xúc với tình trạng này, nhiều lần ông Võ Viên- tổ 2, phường An Tân- thị xã An Khê đã gửi đơn lên UBND phường An Tân, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã để kiến nghị… Trong hai lần Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã cùng các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra (lần thứ nhất vào ngày 15-6-2009, lần thứ 2 vào ngày 7-1-2010), kết quả của hai lần kiểm tra kết luận: Cứ 2 tháng cơ sở đổ một xe than, việc đóng than hoạt động 7 đến 8 ngày/tháng; xung quanh cơ sở được che chắn bằng bạt ngăn cách, tại thời điểm kiểm tra cơ sở không hoạt động nên không có bụi phát tán. Yêu cầu của đoàn: Vì chưa có quy hoạch để ra khu công nghiệp sản xuất, trong thời gian hoạt động đề nghị cơ sở cần đảm bảo về môi trường.

Than chờ sản xuất chất đống che đậy sơ sài. Ảnh: Lê Anh
Than chờ sản xuất chất đống che đậy sơ sài. Ảnh: Lê Anh

Nhưng qua thực tế xác minh của chúng tôi, xung quanh cơ sở chỉ được bao bọc lưới B40 và một số ít bạt cùng những vách ngăn bằng tre đan, số than còn lại chưa sản xuất được chất thành đống và che phủ sơ sài bằng những tấm bạt rách nát. Vì vậy, nhà những hộ dân lân cận luôn bị bao phủ bởi lớp bụi đen khá dày…  Trao đổi với chúng tôi, bà Đinh Thị Nguyệt- Chuyên viên Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã An Khê cho biết: “Sau khi cơ sở này xin đổi giấy phép kinh doanh sang sản xuất than, chúng tôi cứ nghĩ với cơ sở sản xuất nhỏ sẽ không ảnh hưởng  đến môi trường nên tham mưu cho UBND thị xã cấp giấy phép. Nếu muốn rút giấy phép kinh doanh chúng tôi phải phân tích mẫu để xác định mức độ ô nhiễm có trên mức quy định hay không. Vừa rồi chúng tôi cũng bàn bạc với cơ sở Ngọc Anh và ông Võ Viên để đem mẫu đi phân tích. Nếu mức độ ô nhiễm trên mức quy định cơ sở sẽ bị xử phạt và di dời đi nơi khác và chịu kinh phí phân tích mẫu; nếu dưới mức quy định gia đình ông Võ Viên phải chịu phí phân tích mẫu nhưng gia đình ông Viên không đồng ý. Đến nay chưa thể phân tích được mức độ ô nhiễm để có biện pháp xử lý…”. Nhưng với cách giải quyết như vậy chẳng khác nào đánh đố người dân.

Cũng theo bà Nguyệt, chi phí để phân tích mẫu xác định mức độ ô nhiễm khoảng hơn 2 triệu đồng. Với nguồn kinh phí không lớn, nhưng sự thiếu quyết liệt trong quản lý và giải quyết của Phòng Tài nguyên và Môi trường đã gây bức xúc trong dư luận. Bà Đặng Thị Yến-quyền Trưởng phòng Tài nguyên và Môi Trường thị xã An Khê cho biết: “Có lẽ, thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu với UBND thị xã xin kinh phí kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường để có biện pháp xử lý, tránh việc khiếu kiện kéo dài…”.

Thiết nghĩ, vấn đề không có gì quá lớn, nhưng với cách giải quyết chưa thấu tình, đạt lý của các cơ quan chức năng thị xã An Khê đã khiến sự việc trở nên phức tạp và kéo dài trong gần một năm qua.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.