Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai trả lời vấn đề báo nêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 26-12-2009 và ngày 29-1-2010, Gia Lai Điện tử đăng bài “Ai quản lý gấu nuôi nhốt?” và “Quản lý lỏng lẻo việc nuôi nhốt gấu” của tác giả Tiêu Cương. Mới đây, báo Gia Lai nhận được Công văn số 67/KL-BTTN của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai gửi phản hồi nội dung 2 bài báo trên. Gia Lai Điện tử trích đăng Công văn này.

Chi cục Kiểm lâm hoan nghênh quý báo và tác giả Tiêu Cương đã quan tâm phản ánh những vấn đề liên quan đến việc nuôi nhốt gấu và công tác quản lý gấu nuôi gắn chíp trên địa bàn tỉnh. Để nhìn nhận, đánh giá việc nuôi gấu và quản lý gấu nuôi gắn chíp trên địa bàn tỉnh được toàn diện và khách quan, Chi cục Kiểm lâm xin đề cập một số nội dung sau:

Về việc đặt bảng quảng cáo bán mật gấu tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông và bán mật gấu nuôi tại một số địa điểm thuộc địa bàn thành phố Pleiku, ngay sau khi báo đăng, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 đến tận nơi kiểm tra, tháo dỡ bảng quảng cáo và kiểm tra, xác minh tại một số địa điểm nuôi gấu báo nêu, thì chủ nuôi đều phản ứng và phủ nhận việc chích, hút, bán mật gấu. Do vậy, chưa đủ cơ sở để xác định hành vi chích, hút và bán mật gấu của các chủ nuôi.

Cuối tháng 12-2005, Cục Kiểm lâm đã tổ chức gắn chíp điện tử cho 23 cá thể gấu nuôi của 14 chủ nuôi trên địa bàn thành phố Pleiku và huyện Đức Cơ. Để quản lý việc nuôi gấu gắn chíp, Chi cục Kiểm lâm đã tích cực tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn đến từng chủ nuôi; kết hợp với việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các chủ nuôi thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi (có biên bản kiểm tra, biên bản làm việc cụ thể). Trường hợp gấu nuôi bị chết, chủ nuôi đều có bản khai báo với cơ quan Kiểm lâm. Hiện nay, số gấu bị chết là 7 cá thể (6 gấu ngựa, 1 gấu chó). Nguyên nhân gấu chết là do bị bệnh 4 cá thể; do cống dẫn thoát nước bị vỡ gây chết ngạt 3 cá thể. Trường hợp chuyển gấu nuôi đến địa điểm nuôi khác, chủ nuôi có giấy ủy quyền cho người nhận nuôi. Nguyên nhân, là do chủ nuôi nhận thấy không thể tự đảm bảo các điều kiện nuôi nhốt theo quy định. Các chủ nuôi có sai phạm quy định quản lý gấu nuôi, Chi cục Kiểm lâm đã lập biên bản và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Để phục vụ cho công tác tuyên truyền nhân ngày thành lập Phòng Cảnh sát Môi trường (27-12), ngày 22-12-2009, Phòng Cảnh sát Môi trường đề nghị và phối hợp Chi cục Kiểm lâm đến một số địa điểm nuôi gấu ghi một số hình ảnh làm tư liệu tuyên truyền. Đây không phải là việc phối hợp kiểm tra gấu nuôi của hai cơ quan nên không lập biên bản kiểm tra.

Sau khi báo phản ánh, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Phòng Bảo tồn Thiên nhiên, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 phối hợp với Hạt Kiểm lâm nơi có nuôi nhốt gấu kiểm tra, thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng cường phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các chủ nuôi thực hiện đúng quy chế quản lý gấu nuôi và các quy định có liên quan của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.

- Thực hiện công tác giám sát thường xuyên (thông qua việc kiểm tra, lập các sổ theo dõi, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, xác định địa chỉ từng cá thể gấu và tình trạng sức khỏe) nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm để xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm. Hiện nay, 16 cá thể gấu nuôi được Chi cục Kiểm lâm theo dõi chặt chẽ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy chế quản lý gấu nuôi và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.

Chi cục Kiểm lâm kính chúc quý Báo đạt nhiều thành tích và mong quý Báo tiếp tục hợp tác với Chi cục Kiểm lâm để công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.