Ngày đầu trong quân ngũ - Kỳ 2: Một ngày thật dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

5 giờ 15 phút, trời còn tối đen nhưng tiếng còi vừa tuýt lên, các nữ tân binh nhanh chóng chạy xuống sân để tập thể dục, lượm rác, quét dọn sân trường, bắt đầu một ngày mới.

Các tân binh trong một bài tập thể lực
Các tân binh trong một bài tập thể lực


Bơ phờ

Tại Trường Quân sự Quân khu 7 (quận 12, TP. Hồ Chí Minh), bữa ăn sáng diễn ra nhanh chóng. Bữa sáng tân binh cũng ăn cơm để chắc bụng, đủ năng lượng tập luyện. Ăn sáng xong có 30 phút để chuẩn bị dụng cụ học tập. Nhiều tân binh tranh thủ sửa lại nội vụ cho vuông vức.

7 giờ sáng, tất cả tập trung để ra thao trường cách đấy hơn nửa cây số. Vào quân ngũ, tân binh nữ chẳng kém cạnh chàng trai nào: cũng súng, thuốc nổ, lựu đạn, lăn lê bò toài ngoài thao trường.

Mỗi nữ tân binh được phát một bao xe (túi đựng đạn), cuốc (hoặc xẻng) cột sau lưng, trên vai vác thêm súng. Cùng đó, tay ôm bao cát để kê ngắm bắn, bia, cờ... Đến phiên ai trực thì mang thêm bình nước uống 20 lít ra thao trường.

“Hồi xưa học quân sự, súng hết date nhẹ hều. Súng này là súng mới, súng thiệt nên nặng. Đã thế trên người còn phải đeo quá trời thứ nặng dữ lắm. Bữa nào mệt trong người là em muốn xỉu luôn”-một tân binh nói. Tuy nhiên trước mặt chỉ huy, không ai than thở câu nào.

Thao trường là một bãi cỏ. Trung úy Thạch Thanh Nhã-Trung đội trưởng Trung đội 3 - cho biết hôm nay tân binh nữ sẽ học phát hiện, quan sát mục tiêu, tập ngắm chụm, ngắm trúng.

“Nằm chuẩn bị bắn” - tiếng hô đều đặn vang lên. Đến lượt mình, các tân binh lên thực hành. Lúc này ai cũng lấm lem, người đầy đất cát. Tân binh Anh Thư (TP.HCM) cho biết súng nặng nên mỏi tay, lúc ngắm mắt bị chói nắng nên những lần sau kết quả thường không tốt bằng lần trước. Không nản chí, mọi người cố gắng luyện tập.

Một tân binh giơ ngón tay bị bầm máu đen bên trong, bảo do bị kẹp tay lúc kiểm tra súng. Do chưa quen nên những giờ ra thao trường vất vả nhất đối với các tân binh nữ.

Gần trưa, khi chuẩn bị tập trung lại để nghe nhận xét về buổi học sáng thì tân binh Nguyễn Kim Ngọc Thủy ngất xỉu. Tiểu đội trưởng vội vàng cõng Thủy về phòng, tân binh Ninh Quỳnh vội vàng chạy theo bạn.

Sau khi nằm ở phòng y tế, đồng đội dìu Thủy lên phòng nằm và mang cơm về tận phòng cho Thủy.

“Trong người em cũng hơi mệt mệt. Em vô tình đập báng súng vào mặt, lúc đó đau quá em choáng, không biết gì nữa” - Thủy vừa nói vừa ngồi dựa vào tủ, bơ phờ nhưng cũng cố xúc cơm ăn để khỏe hơn, chiều lại tiếp tục học tập.

 

 Trung úy Thạch Thanh Nhã - trung đội trưởng trung đội 3 - hướng dẫn nữ tân binh học ngắm bắn
Trung úy Thạch Thanh Nhã - trung đội trưởng trung đội 3 - hướng dẫn nữ tân binh học ngắm bắn


11 chương trình/ngày

Trong khi đó, khu vực các chiến sĩ mới được huấn luyện đặt ở vùng đất Củ Chi đất thép thành đồng nhưng không hề oi bức. Nằm kế một nhánh sông Sài Gòn và “rừng” xà cừ, dầu... nên doanh trại luôn tỏa bóng mát rười rượi.

Chúng tôi đến giờ thảo luận chính trị của Thiếu úy Trần Tuấn Anh-Trung đội trưởng Trung đội 28, đại đội 10 - vào một trưa tháng 3. Dưới những rặng xà cừ lao xao, các tân binh vừa chăm chú lắng nghe vừa ghi chép, mạnh dạn đặt câu hỏi và trả lời các vấn đề được trung đội trưởng nêu ra.

Lịch huấn luyện hằng ngày của các chiến sĩ mới thực hiện 11 chương trình trong ngày, bắt đầu từ báo thức, thể dục sáng cho đến ngủ nghỉ. Bên cạnh các giờ học quân sự, chính trị, kỹ thuật và hậu cần..., các chiến sĩ trẻ phải hoàn thành tốt những điều tưởng dễ mà không dễ như sắp xếp ngăn nắp mùng mền, balô, sinh hoạt nhóm... cũng như tham gia hoạt động thể dục thể thao, tăng gia sản xuất. Các tân binh cũng được tạo điều kiện đọc sách, xem báo, xem tivi... mỗi ngày.

“Mỗi người đến từ những hoàn cảnh sống khác nhau nên thời gian đầu ít ai thấy thoải mái với cuộc sống gắn chặt với tập thể. Tôi cũng tương tự, dù bản thân xác định tự nguyện nhập ngũ để làm gương cho người trẻ trong phường, đã chuẩn bị kỹ về mặt tinh thần khi nhập ngũ.

Nhưng sau lần bị sốt cao và nhận được sự hỏi thăm, chăm sóc rất nhiệt tình từ các chiến sĩ chung tiểu đội- những người vài ngày trước còn hoàn toàn xa lạ - thì tôi rất cảm động. Chúng tôi sớm trở thành anh em từ dạo đó” - Huỳnh Trần Nguyên Hồng (23 tuổi) nhớ lại.

Đầy tự hào khi được khoác trên mình màu áo chiến sĩ, nhưng việc tạm dứt ra hẳn nếp sinh hoạt thường ngày, các mối quan hệ thân thuộc... là điều không dễ với các chiến sĩ mới nhập ngũ - những người trẻ tuổi.

“Từ trước đến nay tôi chưa từng phải hoạt động nhiều với cường độ cao như lịch trình huấn luyện trong đây nên giai đoạn đầu khá chật vật để thích nghi.

Nhưng chỉ sau tuần đầu tiên, tôi cũng như nhiều chiến sĩ khác đã kịp thích nghi và thấy háo hức trước những kiến thức mới mẻ học được như bắn súng thật, kỹ thuật băng bó vết thương...

Chưa kể môi trường học tập, ăn ở tại đơn vị rất tốt, không quá cực như nhiều người vẫn hình dung. Hiện tôi có mong muốn được phục vụ lâu dài trong quân đội” - Vũ Lê (25 tuổi) khẳng định.

Theo Tuoitre
 


Thời gian biểu của tân binh

* Báo thức: 5h15.

* Thể dục, vệ sinh cá nhân: 5h15-6h.

* Ăn sáng: 6h-6h30.

* Kiểm tra sáng, chuẩn bị dụng cụ để học tập: 6h30-7h.

* Học tập: 7h-11h30.

* Ăn trưa: 11h30-12h.

* Nghỉ trưa: 12h - 13h15.

* Học tập: 13h30 - 17h.

* Lau chùi vũ khí, thể thao, tăng gia sản xuất: 17h-17h50.

* Vệ sinh cá nhân: 17h50 - 18h.

* Cơm chiều: 18h - 18h30.

* Hội ý tiểu đội, trung đội, đọc báo, xem thời sự, sinh hoạt học tập, điểm danh: 18h30 - 21h.

* Chuẩn bị mắc mùng đi ngủ: 21h - 21h30.

* Tắt đèn đi ngủ: 21h30.
Tạm xa tình yêu

Quyết định chia tay bạn gái trước ngày nhập ngũ để dồn sức học tập, rèn luyện và coi khoảng thời gian hai năm quân ngũ là thử thách để đo độ nông sâu tình cảm là chia sẻ của chiến sĩ Lê Minh Nhựt (sinh 1993). Đảng viên 24 tuổi này cho biết ba lý do chính bản thân tự nguyện xin nhập ngũ: “Thứ nhất, tôi tin quân ngũ sẽ giúp tôi học được rất nhiều điều. Kế đến, tôi là một đảng viên và ý thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của điều này. Cuối cùng, tôi có thời gian dài công tác Đoàn và trong đó có nhiệm vụ vận động các bạn trẻ tham gia nghĩa vụ quân sự. Nếu tôi không thực hiện nghĩa vụ quân sự thì liệu lời nói của tôi có còn thuyết phục?”.


------

“Môi trường quân đội như thổi một sức sống mới, đem lại nhiều giá trị tích cực cho chúng tôi”.

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.