Hành trình tìm công lý của cụ ông 80 tuổi 2 lần bị tuyên án tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với nỗi oan sai khổ nhục “là một tù nhân giết em cướp của”, phải chịu điều tiếng xấu với vợ con, gia tộc và bà con làng xóm quê hương, cụ Trần Văn Thêm nay đã 80 tuổi suốt nhưng vẫn rong ruổi khắp nơi tìm công lý để được minh oan.

Nguyên Phó Phòng hình sự xác nhận cụ Thêm không giết ông Văn

Năm 1975, qua quá trình điều tra, đối tượng Phan Thanh Nhàn đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. Từ lời khai của đối tượng Nhàn, đồng thời đối chiếu với hiện trường xảy ra vụ án, tổ chức thực nghiệm lại hiện trường với hung khí gây án là búa bổ củi khiến nạn nhân Nguyễn Khắc Văn chết và Trần Văn Thêm bị thương, cơ quan chức năng xác định, Nhàn là hung thủ gây án.

 

Ở cái tuổi gần đất xa trời, già yếu, cụ ông Trần Văn Thêm đang mong ngóng từng giờ tới ngày được minh oan tội giết người mà cụ đã phải chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, già yếu, cụ ông Trần Văn Thêm đang mong ngóng từng giờ tới ngày được minh oan tội giết người mà cụ đã phải chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua.

Căn cứ vào kết luận của cơ quan chức năng, Ủy ban thẩm phán Tòa án tối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở quyết định của giám đốc thẩm, tháng 1-1976 (tức 27 Tết Âm lịch năm Ất Mão 1975), cụ Thêm đang ở trại Phủ Đức được gọi ra khỏi phòng biệt giam để gặp cán bộ Bộ Công an và Công an tỉnh Vĩnh Phú. Sau 2 ngày ở Bộ Công an (chiều 29 Tết Âm lịch năm Ất Mão 1975), cụ được cán bộ giải thích là do có vết thương trên đầu nên Bộ công an cấp cho một giấy miễn lao động nặng, rồi cho cụ về quê mà không có thêm một giấy tờ nào khác.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, việc điều tra lại vẫn chưa được thực hiện, về mặt pháp lý vẫn chưa có quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục truy tố đối với bị án Trần Văn Thêm.

Với quyết tâm gột rửa sạch nỗi oan sai khổ nhục, cụ Thêm cùng ông Nguyễn Văn Hòa (SN 1954, là một thương binh ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội, tự nguyện giúp cụ Thêm miễn phí) đã làm đơn kêu cứu, kêu oan chạy đôn, chạy đáo khắp nơi. Trong suốt nhiều năm qua, ông Hòa và cụ Thêm đã rong ruổi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ, người làm chứng gửi tới các cơ quan chức năng.

Trong đống hồ sơ đi kêu oan, có một tài liệu quan trọng do chính ông Cù Văn Tiện (nguyên Phó phòng Cảnh sát hình sự năm 1974) viết vào năm 2007, đó là giấy xác nhận Nhàn mới chính là hung thủ giết ông Văn, còn cụ Thêm bị xét xử oan. Ông Tiện là người trực tiếp thụ lý giải quyết giai đoạn 2 vụ án này, trực tiếp lấy lời khai đối tượng Nhàn, tổ chức thực nghiệm lại hiện trường với hung khí là búa bổ củi mà Nhàn dùng để đánh chết Nguyễn Khắc Văn và bị thương Trần Văn Thêm. Bà Phùng Thị Xứng (75 tuổi là chị gái hung thủ Phan Thanh Nhàn) cũng xác nhận Nhàn là hung thủ giết ông Nguyễn Khắc Văn, chứ không phải cụ Thêm.

Thế nhưng nhiều năm qua, mặc dù đã tiếp nhận bao nhiêu lá đơn của cụ Thêm, các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc quyết liệt để giải quyết oan sai cho cụ. Đáp lại là những công văn cứng nhắc khiến nỗi oan của cụ Thêm càng kéo dài thêm.

Không xem xét việc oan sai vì cơ quan chức năng không tìm thấy… tài liệu

Việc minh oan cho cụ Thêm dường như ngày càng khó khi mà các cơ quan tố tụng đều cho rằng họ không tìm thấy tài liệu liên quan đến vụ án này vì đã thất lạc đâu đó do thời gian xảy ra vụ án quá lâu.

Tại công văn số 501/VKSTC-V3 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về việc trả lời đơn đề nghị đòi minh oan, ngày 7-3-2014, do ông Đỗ Xuân Tựu-Phó Vụ trưởng Vụ 3 ký nêu rõ: Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận được đơn khiếu của ông đề nghị “minh oan trong vụ án giết người”. Ngày 8-1-2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có công văn yêu cầu ông, Tòa án nhân dân tối cao, Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Hội, Công an, Viện kiểm, Tòa án nhân dân các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Trung tâm lưu trữ quốc gia 3 cung cấp bổ sung những tài liệu liên quan đến vụ án như ông đã nêu trong đơn. Đồng thời Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp đi xác minh tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Hà Nội và Trung tâm lưu trữ quốc gia 3. “Sau quá trình yêu cầu, trực tiếp làm việc với các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không tìm thấy tài liệu liên quan đến vụ án của ông như ông trình bày trong đơn. Do đó không có căn cứ để xác định ông đã bị xét xử oan sai”.

 

Văn bản trả lời cụ Thêm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
Văn bản trả lời cụ Thêm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Ngày 2-10-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ có công văn số 72/TA-TCCB, trả lời cụ Thêm, trong đó nêu rõ “Vụ án xảy ra năm 1970 trong thời kỳ chiến tranh phải đi sơ tán nhiều nơi, do vậy hồ sơ các vụ án thời kỳ này đã bị thất lạc, TAND tỉnh Phú Thọ không còn quản lý hồ sơ”.

Ngày 6-4-2015, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 527/VPCTN-PL do bà Bùi Thị Keng-Vụ trưởng Vụ pháp luật ký, về việc thông báo chuyển đơn thư. Công văn nêu rõ: Văn phòng Chủ tịch nước gửi phiếu báo tin đến ông Trần Văn Thêm biết, Chủ tịch nước đã nhận được đơn của ông. Sau khi nghiên cứu, đơn đã được chuyển đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để chỉ đạo giải quyết theo qui định của pháp luật…

Sau nhiều năm, cụ Thêm ròng rã đội đơn kêu cứu oan sai, đi tìm công lý, tưởng chừng tia sáng cuối đường hầm đã vụt tắt, khi tấm thân già ốm yếu, đôi bàn tay run rảy, mắt đã mờ, chân đã chậm lê từng bước một trong khó nhọc. Thế nhưng, niềm hy vọng lóe sáng khi đầu năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao đã sao lục được các bản án phúc thẩm, sơ thẩm và các tài liệu liên quan, hiện các cơ quan tố tụng Trung ương đang tiến hành xem xét để có quyết định cuối cùng cho cụ Trần Văn Thêm trong thời gian sớm nhất.

Trong một diễn biến khác, sáng 6-8-2016, ông Bùi Ngọc Hòa-Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã đến thăm hỏi, động viên cụ Thêm và tìm hiểu thêm một số chứng cứ, tài liệu để trên cơ sở đó chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, quyết liệt xác minh, làm rõ các nội dung trong đơn của ông Thêm theo trình tự pháp luật trong thời gian nhanh nhất.

Gần nửa thế kỷ qua, cụ Trần Văn Thêm nay đã 80 tuổi, bệnh tật, già yếu, nhà nghèo, sống chết lúc nào không hay trong nỗi oan sai khổ nhục, phải chịu tiếng xấu với vợ con, gia tộc, bà con thôn xóm. Người vợ của cụ đã mất hơn 30 năm nay vì làm lụng vất vả thay ông nuôi 5 người con nhỏ. Có người con phải bỏ đi nơi khác để sinh sống vì không chịu nổi dị nghị về tiếng xấu oan ức của cha. Cụ Thêm mong muốn các cơ quan tố tụng sớm minh oan, để nếu chẳng may phải nhắm mắt xuôi tay về với tiên tổ cụ cũng an lòng, không mang nỗi oan là kẻ giết em cướp của xuồng mồ…

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.