Cổ vật kỳ sự: Tượng cổ trong lòng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Tiền Giang có một số ngôi chùa được khởi lập từ những pho tượng Phật tình cờ đào được trong lòng đất. Những pho tượng này phải trải qua nhiều “kiếp nạn” bởi sự đe dọa từ giới săn đồng đen, cổ vật.

Linh Bửu tự là ngôi chùa tọa lạc ở ấp Bình Hưng, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), dân gian gọi nôm na là chùa thầy Năm Thọ. Thầy Năm Thọ tên thật là Nguyễn Văn Thọ, tương truyền lúc trẻ ông là một người có võ nghệ cao cường nhưng tính tình ngang ngược. Người trong gia đình họ tộc khuyên ông tu tâm dưỡng tính thì ông bảo, chừng nào gặp Phật mới tu. Một hôm, ông cùng người em đi cày ruộng tình cờ phát hiện 10 pho tượng Phật bằng đồng, cao khoảng 2,5 tấc chôn vùi dưới lòng đất. Ông đem về chùi rửa rồi cất trong một am nhỏ, đơn sơ bằng cột trâm bầu, lợp lá, sớm tối tụng kinh niệm Phật, học thêm nghề thuốc rắn cứu nhân độ thế.

 

Bộ Thập điện Diêm vương của chùa Linh Bửu chỉ còn 3 tượng.
Bộ Thập điện Diêm vương của chùa Linh Bửu chỉ còn 3 tượng.

3 lần bị đánh cắp

Theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì bộ tượng do thầy Năm Thọ đào được là bộ Thập điện Diêm vương có từ khoảng giữa thế kỷ 18. Bình Phú vốn là một thôn được lập từ thời Nguyễn Cư Trinh dẫn dân miền ngoài vào khai hoang lập dinh Long Hồ ở Cái Bè vào khoảng năm Nhâm Tý (1732). Quy định của người xưa là lập làng xong thì phải cất đình, lập chùa. Đến năm 1785, Tây Sơn kéo quân về đóng ở Ba Rài, đánh đuổi quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Vùng này bị ảnh hưởng bởi chiến tranh loạn lạc nên người dân xiêu tán, tượng Phật, chuông chùa phải đem chôn giấu rồi bị thất lạc. Do đó bộ tượng có thể là của một ngôi chùa cổ nào đó trong vùng.

Trước năm 1975, vùng này bị bom pháo chiến tranh ác liệt, thầy Năm phải tản cư. Vì vậy, tượng Phật cũng “di tản” theo ông. Số tượng cổ được thầy Năm đem gửi ở nhà dân gần chợ Bình Phú. Có lần các tượng bị trộm lấy bỏ vào bao nhưng người dân kịp thời phát hiện, thầy Năm lấy lại, đưa tượng Phật tới chùa Phước Sơn “tị nạn”.

 

Theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì vào thế kỷ 18, do đồng khan hiếm nên tượng Phật thường có kích thước nhỏ, mỏng. Do đó, ở những chùa xưa, tượng Phật đồng thường đặt trong khánh thờ. Tượng đồng được đúc từ những đồng tiền hư bể để dành; nhà nào khá giả thì mua đổi hoặc dùng đến những bộ lư hoặc đỉnh đồng hư cũ, để đúc tượng. Tuyệt đối không sử dụng mâm thau, nồi đồng hay vật dụng chứa thức ăn bằng đồng khác để đúc tượng Phật vì sợ ô uế. Xưa kia, những người phát tâm muốn quy y cửa Phật thì phải chuẩn bị sẵn cho mình một pho tượng Phật, có người thuê thợ hoặc tự tạo tác nhỏ lớn tùy khả năng, đem theo vô chùa để hôm sớm tụng kinh.

Sau năm 1975, thầy Năm trở về chùa cũ tu bổ chùa thì số tượng này lại bị lấy cắp. Bọn trộm sau khi lấy được tượng Phật bèn đem ra thử, thấy không phải đồng đen nên bỏ tượng ngoài bờ ruộng. Dân trong xóm gặp tượng báo cho thầy Năm tới đem về. Lần này bọn trộm còn bỏ lại trong bao thêm 2 tượng Hộ pháp và Quan Âm nhỏ, cũng bằng đồng. Sau khi thầy Năm Thọ qua đời, người con thứ chín của ông là Nguyễn Văn Vàng trụ trì, quản lý chùa Linh Bửu. Đến năm 1990, lúc dỡ chùa sửa lại, một lần nữa số tượng xưa bị kẻ gian lẻn vào lấy cắp. Công an huyện Cai Lậy bắt được kẻ trộm nhưng chỉ thu hồi được 3 tượng cổ trả về cho chùa.

Hiện nay, chùa Linh Bửu đã được xây dựng lại, rộng rãi khang trang hơn trước và cũng có thêm nhiều tượng mới.

Hai Tiên gặp Phật

Được lập vào cuối thế kỷ 19, chùa Thiền Lâm (tọa lạc tại phường 5, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) xưa là một ngôi chùa làng đơn sơ, lợp lá, nằm ở triền giồng. Khoảng năm 1917, có một người tên là Hai Tiên tình cờ đào đất bắt gặp 9 pho tượng Phật (gồm Trung tôn, La hán, Hộ pháp...) bằng đồng ở gần đó rồi đem vào hiến cho chùa thờ cúng. Sự việc tình cờ đào được tượng Phật được dân địa phương truyền tụng qua bài thơ sau: Hai Tiên gặp Phật lạ lùng ôi/Đào được chín vị hiển hách thôi/Hình vóc Trung tôn in tạc vậy/Nước da La hán chẳng sai rồi/Mình vàng rực rỡ như mình ngọc/Bụng lớn tròn vo thế bụng rồi/Mỹ địa ứng điềm tiên gặp Phật/Từ đây an hưởng chuối cùng xôi.

Đứng đầu Cai Lậy bấy giờ là Đốc phủ Trần Nguyên Lượng thấy chùa Thiền Lâm nhỏ mà có tượng quý nên ra lệnh chuyển các pho tượng sang chùa Khánh Sơn thờ cúng, song dân địa phương không đồng ý. Cuộc tranh chấp kéo dài đến năm 1920, bà Võ Thị Giá ở Cai Lậy hiến cúng 2 mẫu đất xin dời chùa Thiền Lâm đến vị trí mới xây cất, rồi rước tượng Phật qua chùa mới thờ cúng. Ngôi chùa ấy tồn tại đến bây giờ.

Sau năm 1975, do ngôi chùa được quản lý theo kiểu cha truyền con nối nên các pho tượng cổ này không được giáo hội Phật giáo địa phương giám sát chặt chẽ. Một số bị mất cắp, một số bị đem bán cùng hoành phi, liễn đối. Duy nhất chỉ còn một tượng Hộ pháp cao khoảng 20 cm, do một người địa phương bỏ tiền ra mua lại được gìn giữ.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.