Chân dung 5 nhà khoa học Việt vào top 100 người xuất sắc nhất Châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tạp chí Asian Scientist - tạp chí khoa học uy tín hàng đầu Châu Á - vừa công bố danh sách 100 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất Châu Á năm 2021, trong đó có 5 nhà khoa học Việt Nam.

5 nhà khoa học Việt lọt top 100 người xuất sắc nhất Châu Á.
5 nhà khoa học Việt lọt top 100 người xuất sắc nhất Châu Á.


Asian Scientist 100 là danh sách được Tạp chí khoa học Asian Scientist của Singapore lập ra để tôn vinh những nhà khoa học, nhà nghiên cứu giỏi nhất và sáng giá nhất ở Châu Á, nêu bật những thành tựu của họ trong nhiều lĩnh vực khoa học.

Trong danh sách 100 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất Châu Á năm 2021 mà tạp chí công bố, có 5 nhà khoa học Việt Nam.

PGS-TS Trần Thị Thu Hà - người phụ nữ tâm huyết cống hiến cho khoa học

Nổi bật trong danh sách là PGS-TS Trần Thị Thu Hà đến từ ĐH Thái Nguyên, người được vinh danh ở lĩnh vực nông nghiệp.

 

PGS-TS Trần Thị Thu Hà hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
PGS-TS Trần Thị Thu Hà hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.


Năm 2019, bà được trao Giải thưởng Kovalevskaia nhờ công trình nghiên cứu nhân giống và thâm canh cây, nhân giống và nuôi trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ và dược liệu, phát triển các loại cây thuốc địa phương.

Trong khoảng 12 năm gần đây, PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã chủ trì 14 đề tài, dự án và tham gia thực hiện một số các dự án chuyển giao khoa học công nghệ cấp tỉnh và cấp Bộ Khoa học Công nghệ; 21 quy trình nhân giống và nuôi trồng loài cây dược liệu và lâm nghiệp được áp dụng vào thực tiễn.

PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai – người nuôi cấy, phân lập thành công COVID – 19

 

 PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai.
PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai.


PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) đã được trao Giải thưởng Kovalevskaia vào năm 2019. Bà là người dẫn đầu một nhóm khoa học đã phân lập thành công một chủng virus SARS-CoV-2 mới, đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia đầu tiên phân lập thành công virus này vào năm 2020.

Việc này cũng góp công để Việt Nam sớm sản xuất test xét nghiệm nhanh cho các trường hợp nhiễm, nâng khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày trong trường hợp cần thiết. Thành công đó còn giúp cho nghiên cứu về độc lực của virus này trên người Việt Nam, đặc điểm lây nhiễm, giúp công tác điều trị và chống dịch hiệu quả.

PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan – người mang hy vọng mới cho bệnh nhân hiếm muộn

 

PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan. Ảnh: NVCC
PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan. Ảnh: NVCC



PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan (Trường ĐH Y Dược TPHCM) được vinh danh ở lĩnh vực Khoa học Y sinh. Bà Lan là một trong ba người nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 nhờ nghiên cứu so sánh giữa chuyển phôi tươi và đông lạnh để thụ tinh trong ống nghiệm.

Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chứng minh việc chuyển phôi đông lạnh có hiệu quả tương đương với chuyển phôi tươi trên bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm mà không bị hội chứng buồng trứng đa nang. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm; tăng tỉ lệ phôi sống sau rã đông 99%.

PGS-TS Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt) được Asian Scientist vinh danh ở lĩnh vực Toán học

 

PGS-TS Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt).
PGS-TS Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt).


PGS.TS Phạm Tiến Sơn được vinh danh với công trình nghiên cứu “Các tính chất tổng quát của quy hoạch nửa đại số”.

Các kết quả của công trình đã được đưa vào sách chuyên khảo “Genericity in Polynomial Optimization” do Nhà xuất bản World Scientific xuất bản và phát hành năm 2017. Cuốn sách hữu ích cho những người quan tâm (đặc biệt các bạn trẻ) đến lĩnh vực tối ưu nửa đại số.

Đây cũng chính là công trình giúp ông trở thành một trong ba nhà khoa học đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) được vinh danh ở lĩnh vực Vật lý

 

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu. Ảnh: Anh Nhàn
TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu. Ảnh: Anh Nhàn


TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 nhờ dự án xác định đường đi tự do trung bình không đàn hồi của electron trong vật liệu.

Công trình của ông đã chứng minh được tính tổng quát của phương pháp trên 10 loại chất rắn khác nhau, một kết quả mà theo anh, đã thuyết phục được các nhà bình duyệt của tạp chí Applied Physics Letters của Pháp.

 


Để lọt vào danh sách 100 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất Châu Á, các nhà khoa học phải nhận được giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế trong năm trước cho nghiên cứu của họ, có phát hiện khoa học quan trọng hoặc dẫn đầu trong học viện hoặc ngành.

Tính đến nay, Việt Nam đã có 16 nhà khoa học được vinh danh trong danh sách này hàng năm, có thể kể đến: GS-TS Phạm Hoàng Hiệp - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Việt Nam; PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân - Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh; TS Nguyễn Thị Hiệp - Trường ĐH Quốc Tế - ĐH Quốc gia TPHCM; GS-TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec Việt Nam...


https://laodong.vn/giao-duc/chan-dung-5-nha-khoa-hoc-viet-vao-top-100-nguoi-xuat-sac-nhat-chau-a-904550.ldo


Theo Bích Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

(GLO)- Yêu thích tin học cộng với năng lực tiếng Anh tốt đã giúp em Võ Đặng Ngọc Lâm-học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt được thành tích cao tại nhiều sân chơi tri thức.
Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

(GLO)- Song song với các tiết học chính khóa, nhiều trường học tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tổ chức ngoại khóa tiếng Anh nhằm tạo môi trường cho học sinh phát triển kỹ năng nghe-nói cũng như thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ trong nhà trường.