Hướng dẫn thực hiện giám sát, cách ly y tế đối với F1 tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 18-12, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 783/CV-BTTr về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện giám sát, cách ly y tế đối với trường hợp F1.

Theo đó, xác định F1 là trường hợp được quy định tại Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30-7-2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng-chống Covid-19”. Mốc tính thời gian cách ly y tế đối với F1: tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định (F0) nếu xác định rõ mốc thời gian; tính từ ngày ban hành quyết định cách ly y tế nếu không xác định rõ mốc thời gian tiếp xúc với F0.

Địa điểm cách ly y tế: cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà/nơi cư trú và cam kết tuân thủ các quy định cách ly tại nhà/nơi lưu trú), nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú thì cách ly y tế tập trung tại cơ sở cách ly tập trung do quân đội quản lý hoặc cách ly y tế tập trung tại khách sạn có thu phí.

Lãnh đạo UBND xã và cán bộ Trạm Y tế xã Trà Đa đi kiểm tra các trường hợp cách ly tại nhà trên địa bàn. Ảnh: Quang Tấn
Lãnh đạo UBND xã và cán bộ Trạm Y tế xã Trà Đa (TP. Pleiu) kiểm tra các trường hợp cách ly tại nhà trên địa bàn. Ảnh: Quang Tấn


Kỹ thuật xét nghiệm: thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR hoặc xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh trong quá trình cách ly y tế (lưu ý lần xét nghiệm trước khi kết thúc cách ly y tế bắt buộc phải thực hiện bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR).

Trong thời gian cách ly y tế, công dân tự theo dõi sức khỏe của mình, tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế và các quy định về giám sát, cách ly y tế như đã cam kết, nếu có các dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì báo cho cán bộ y tế phụ trách theo dõi, quản lý để xử trí theo quy định.

Điều kiện kết thúc cách ly y tế đối với F1: Công dân được kết thúc cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú hoặc cách ly tập trung khi thuộc 1 trong các trường hợp sau: Công dân hết thời gian cách ly y tế và có kết quả xét nghiệm âm tính thì được kết thúc cách ly y tế và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày tiếp theo. Công dân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi đang cách ly y tế thì kết thúc cách ly theo quy định và triển khai các biện pháp xử trí theo quy định đối với F0. Trường hợp F1 cần được chăm sóc, điều trị các bệnh khác tại cơ sở y tế: công dân được kết thúc cách ly và chuyển đến cơ sở y tế để vừa được chăm sóc, điều trị vừa tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định.

Về quy định thời gian cách ly y tế và xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện như sau: Trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế thì thực hiện cách ly y tế 7 ngày tại nhà/nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú); thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 2 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7).

1 Nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 tại chợ An Phú 2 (xã An Phú, TP Pleiku) - Ành Bá Bính
Nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 tại chợ An Phú 2 (xã An Phú, TP. Pleiku). Ành: Bá Bính


Trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19: Thực hiện cách ly y tế 14 ngày tại nhà/nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú); lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 3, lần 3 vào ngày thứ 14).

Riêng đối với trường hợp F1 tự nguyện cách ly, hỗ trợ, chăm sóc F0 tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19: Thực hiện thời gian cách ly y tế tâp trung theo F0 và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 sau mỗi 3-5 ngày; nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì xử trí theo quy định đối với F0; khi F1 có kết quả xét nghiệm âm tính và kết thúc cách ly tập trung tại cơ sở y tế thì tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày tiếp theo (lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14).

Điều khoản chuyển tiếp: Đối với các trường hợp đang cách ly y tế tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung trước thời điểm ban hành văn bản này: Chỉ được kết thúc cách ly tập trung khi đảm bảo đủ thời gian cách ly và xét nghiệm SARS-CoV-2 nêu trên theo từng đối tượng và phải đảm bảo giá trị của xét nghiệm trong vòng 48 giờ trước khi kết thúc cách ly tập trung. Sau khi kết thúc cách ly tập trung, công dân tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày tiếp theo. Đối với các trường hợp đang thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú sau khi kết thúc cách ly tập trung: Kết thúc cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú và công dân chuyển sang tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày tiếp theo.

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 các huyện, thị, thành phố đề cao trách nhiệm người đứng đầu, theo chức năng nhiệm vụ để tổ chức các biện pháp tăng cường, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly đảm bảo an toàn phòng-chống dịch. Tổ chức thực hiện cách ly, giám sát tại nhà/nơi lưu trú đối với F1 theo Quyết định số 5413/QĐ-BCĐ ngày 19-11-2021 của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh về việc “Ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai quản lý người nhiễm Covid-19, các trường hợp tái dương tính (F0), người tiếp xúc gần (F1) tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai” và Công văn số 743/CV-BTTr-BCĐ ngày 6-12-2021 của Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh về việc “Hướng dẫn thực hiện cách ly, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong phòng-chống dịch Covid-19”.

 

KIỀU PHAN

 

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.