Xã Uar: Điểm sáng trong công tác giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Uar (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.
Chủ động viết đơn xin thoát nghèo 
Ông Nguyễn Đức Nguyên-Chủ tịch UBND xã Uar-cho biết: Công tác giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện tạo sự chuyển biến về mọi mặt. Đặc biệt, cuối năm 2021, UBND xã nhận được đơn xin thoát nghèo của gia đình chị Tạ Thị Vui ở thôn Thanh Bình. Điều này cho thấy, người dân đã có sự thay đổi mạnh mẽ nhận thức, nỗ lực vươn lên, không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Ảnh: Lê Nam
Chị Tạ Thị Vui được UBND xã Uar tặng hoa và quà khích lệ tinh thần khi tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Ảnh: Lê Nam

Nói về việc tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, chị Vui chia sẻ: Gia đình chị có 4 người, gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con nhỏ. Bố mẹ mất sớm, là chị cả nên chị phải gồng gánh nuôi 3 em ăn học. Cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau nhưng nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nên gia đình vay được vốn ngân hàng để làm ăn và các em được nhà nước hỗ trợ học phí, tạo điều kiện học hành. “Hiện gia đình có 2 ha mì và nuôi dê, gà. Thời gian rảnh, vợ chồng tôi lại đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Đến nay, các em tôi đã lớn và có việc làm nên cuộc sống gia đình cũng đỡ hơn trước nhiều. Tôi làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo để nhường lại suất hỗ trợ cho những gia đình khó khăn hơn”-chị Vui bày tỏ.

Bà Nguyễn Thị Miền-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thanh Bình-cho biết: Thôn có 202 hộ, trong đó còn 16 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo. Cuối năm 2021, sau khi rà soát, gia đình chị Vui vẫn còn khó khăn, đánh giá thuộc diện hộ nghèo nhưng chị đã viết đơn xin thoát nghèo. Việc làm của chị thật đáng trân trọng, là tấm gương để các hộ nghèo trong thôn học tập.
Quan tâm chăm lo cuộc sống người dân
Thời gian qua, xã Uar đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho người nghèo, cận nghèo. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo từng bước ổn định cuộc sống. Cụ thể, hỗ trợ xây dựng 240 nhà vệ sinh cho hộ nghèo; từ nguồn vốn kiên cố hóa giao thông và kênh mương đã đầu tư cho 3 buôn đặc biệt khó khăn là buôn Tiang hơn 678 triệu đồng, buôn Ngol 891 triệu đồng, buôn Choanh gần 593 triệu đồng; cấp phát 864 cây ăn quả các loại cho 54 hộ nghèo, cận nghèo; nhận ủy thác của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn vay vốn với tổng dư nợ gần 25 tỷ đồng; 100% người nghèo, người cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Theo chuẩn nghèo đa chiều, năm 2021 toàn xã còn 62 hộ nghèo (chiếm 5,59%), 137 hộ cận nghèo (chiếm 12,4%), giảm 27 hộ nghèo so với năm 2020. Tuy nhiên, rà soát theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 thì toàn xã có 232 hộ nghèo (chiếm 20,9%), 41 hộ cận nghèo (chiếm 3,7%).
Ảnh: Lê Nam
Gia đình bà Nay Thút (buôn Tiang, xã Uar) được hỗ trợ bò cái sinh sản để phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Nam

Bà Nay Thút (buôn Tiang) là một trong những hộ được vừa được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản để phát triển kinh tế. Bà vui vẻ nói: “Tôi sẽ cố gắng chăm sóc, khi bò sinh sản sẽ để lại gây đàn. Đây là động lực để gia đình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo". Còn anh Ksor Rốt (buôn Ngol) cho biết: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân, tôi vay được 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện về mua bò, mua thêm rẫy để làm. Hiện nay, mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng từ chăn nuôi và làm mì. Cuộc sống đã ổn định, không còn đói nghèo nữa”.

Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND xã Uar cho biết thêm: “Thời gian tới, xã sẽ chỉ đạo các Hội, đoàn thể tiếp tục tạo điều kiện giúp 100% hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay vốn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế; phấn đấu trong năm 2022 sẽ có 40 hộ thoát nghèo”.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.