Ia Grai chú trọng công tác tư pháp, hộ tịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xác định công tác tư pháp, hộ tịch có vai trò quan trọng trong thực hiện các quyền nhân thân của người dân, Phòng Tư pháp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư trang-thiết bị, cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Hàng năm, Phòng Tư pháp huyện Ia Grai thường xuyên tham mưu giúp UBND huyện ban hành kế hoạch công tác tư pháp, hộ tịch triển khai tới các xã, thị trấn. Cùng với đó, đơn vị phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát kết quả thực hiện công tác tư pháp ở cơ sở để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Phối hợp với các ban, ngành và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc giải thích vai trò, ý nghĩa của công tác tư pháp, hộ tịch để người dân nắm bắt và chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền của mình. Nhờ vậy, các thủ tục hành chính liên quan đến làm thẻ căn cước công dân được giải quyết kịp thời cho người dân. Từ đầu năm đến nay, Phòng Tư pháp đã thực hiện đăng ký khai sinh mới cho 9.218 trường hợp; khai tử 509 trường hợp; đăng ký kết hôn mới cho 556 cặp vợ chồng; chứng thực 34.524 bản sao từ bản chính; chứng thực 1.405 hợp đồng giao dịch; chứng thực chữ ký 2.309 trường hợp.
Bà Hoàng Thị Dung-cán bộ Tư pháp-Hộ tịch thị trấn Ia Kha-cho biết: Thị trấn có 3.751 hộ với 14.804 khẩu sinh sống ở 13 thôn, làng, tổ dân phố. Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số không chú trọng đến vấn đề hộ tịch. Nhiều trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử chậm trễ, giấy tờ tùy thân thiếu thông tin cơ bản hoặc không gìn giữ và bảo quản tốt. Để nâng cao nhận thức pháp luật, hàng năm, UBND thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của Luật Hộ tịch. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. 
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa thị trấn Ia Kha. Ảnh: R’Ô PRIN
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa thị trấn Ia Kha. Ảnh: R’Ô PRIN
Theo bà Dung, đối với các trường hợp mới khai sinh, cán bộ thị trấn trực tiếp phổ biến, hướng dẫn các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đăng ký để cập nhật vào hệ thống cổng thông tin của Bộ Tư pháp. Thông qua đó, kịp thời cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các cháu để hưởng quyền lợi khám-chữa bệnh và học tập. “Đặc biệt, ngoài làm việc tại bộ phận một cửa, trong thời điểm làm căn cước công dân, chúng tôi phối hợp với lực lượng Công an trực tiếp đến khu dân cư để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc đăng ký, bổ sung cải chính một số thông tin về hộ tịch để tránh sai sót trong việc thực hiện các thủ tục”-bà Dung cho biết thêm.
Xã Ia Dêr có hơn 70% dân số là người Jrai. Thời gian qua, công tác tư pháp, hộ tịch được chính quyền địa phương triển khai thực hiện theo đúng luật định. Đáng chú ý là công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về đăng ký hộ tịch, khai sinh, khai tử, chứng thực hoặc chỉnh sửa giấy tờ tùy thân bị sai sót, bị mất, hư hỏng. Ông Rơ Châm Si-cán bộ Tư pháp-Hộ tịch xã-cho biết: “Thông qua các cuộc họp dân, chúng tôi giải thích cho bà con hiểu rõ về các quy định của Luật Hộ tịch, quyền và lợi ích liên quan. Đến nay, việc đăng ký khai sinh, khai tử và bảo quản giấy tờ tùy thân được người dân quan tâm”.
Ông Kpuih Much (làng Klah 2, xã Ia Dêr) chia sẻ: “Trước đây, một số giấy tờ tùy thân của mình bị hư hỏng nên khi chứng thực, sao y đối chiếu với các giấy tờ liên quan gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi được cán bộ tuyên truyền về giá trị của các giấy tờ tùy thân và tận tình cải chính, bổ sung thông tin, bây giờ mọi giao dịch của mình rất thuận lợi”.
Trao đổi với P.V, ông Trần Kim Anh-Trưởng phòng Tư pháp huyện Ia Grai-cho biết: Thời gian tới, Phòng tiếp tục chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, đơn vị chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ công chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các công việc liên quan. Đối với những hồ sơ có sai sót, Phòng sẽ tiếp nhận để cải chính theo đúng quy định.
R’Ô PRIN

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.