Đổi thay trên quê hương Anh hùng Wừu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng bộ, quân và dân xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt tay xây dựng quê hương. Đặc biệt, việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa rẫy sang trồng cây công nghiệp dài ngày đã giúp đời sống người dân thay đổi nhanh chóng. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, công cuộc xây dựng nông thôn mới đã mang lại cho Đak Sơ Mei nhiều đổi thay tích cực.

Ông Chreng-Bí thư Đảng ủy xã-cho biết: “Xã Đak Sơ Mei rất tự hào về Anh hùng Wừu. Phát huy truyền thống của quê hương người anh hùng, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường khối đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”.

  Khu lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh:  Minh Lý
Khu lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: Lê Na


Xã Đak Sơ Mei hiện có gần 1.400 hộ dân, trong đó, 85% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại 5 thôn, làng. Năm 2020, toàn xã giảm được 90 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 15%. Số hộ vươn lên khá, giàu ngày càng nhiều. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được Nhà nước quan tâm đầu tư, đáp ứng tốt các nhu cầu của người dân, nhất là việc học tập và chăm sóc sức khỏe. Ông Đinh Nhip (làng Tul Đoa) chia sẻ: “Tôi sinh sống ở đây từ khi mới giải phóng nên thấy được sự đổi thay rất nhiều trên quê hương mình. Bây giờ, điện, đường, trường, trạm đều có cả rồi. Hộ nào cũng có nhà ở đàng hoàng, có xe máy, ti vi. Người dân rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”.

Bí thư Đảng ủy xã Đak Sơ Mei chia sẻ thêm: Cùng với giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Đảng bộ xã đề ra những nội dung cụ thể để lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, xã đặc biệt chú trọng chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đảng bộ, chính quyền và người dân Đak Sơ Mei quyết tâm đoàn kết để đưa xã vươn lên, không còn là vùng đặc biệt khó khăn nữa, xứng đáng với truyền thống quê hương Anh hùng Wừu.

Bây giờ, trên quê hương bok Wừu đã có một khu lưu niệm bề thế được dựng lên để ghi công người anh hùng của dân tộc Bahnar. Đồng thời, đây cũng là nơi ghi dấu những thành tựu vẻ vang của quân và dân các dân tộc huyện Đak Đoa trong kháng chiến cũng như thời kỳ đổi mới.

LÊ NA

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.