Ngày mới ở Bung Bang Hven

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến thăm làng Bung Bang Hven (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai), chứng kiến những con đường bê tông rực rỡ sắc hoa và nghe kể chuyện về những phong trào được triển khai thực hiện hiệu quả, chúng tôi cảm nhận rõ sự đồng lòng chung sức của dân làng trong việc xây dựng nông thôn mới. 
Từ đầu làng Bung Bang Hven, những dải hoa mười giờ, sao nhái đủ sắc màu khiến con đường bê tông trở nên mềm mại, đẹp mắt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chi bộ cùng Ban Nhân dân thôn, nhiều gia đình đã nhiệt tình tham gia thực hiện các mô hình “Con đường hoa”, “Hàng rào xanh”, cuộc vận động “5 không, 3 sạch”... Nhờ đó, từ ngoài đường đến sân nhà đâu đâu cũng gọn gàng, sạch sẽ, rực rỡ sắc hoa.  
Đưa chúng tôi đến tham quan từng nhà, chị Đinh Thị Săk-Bí thư Chi bộ làng Bung Bang Hven-chia sẻ: “Thời gian qua, chúng tôi đã thành công trong việc vận động bà con di dời chuồng trại và làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới”.
Theo chị Săk, ban đầu khi Chi bộ kêu gọi thì rất ít người hưởng ứng vì đã quen với lối sống cũ. Chi ủy liền phát động 22 đảng viên gương mẫu thực hiện để bà con noi theo. Cùng với đó, Chi bộ kiên trì tuyên truyền, vận động, phân tích lợi ích của việc di dời chuồng trại và làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh thông qua các buổi họp làng, thậm chí đến nhà vận động trực tiếp.
“Mưa dầm thấm lâu”, đến nay đã có 47/108 hộ tham gia làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; 25 hộ di dời chuồng trại ra sau nhà. Năm nay, Trung đoàn 38 (Sư đoàn Bộ binh 2) còn phối hợp với Chi Đoàn làng Bung Bang Hven giúp bà con làm 600 m kênh mương thoát nước và đào hầm rút cho 14 hộ. 
Cán bộ, đảng viên Chi bộ làng Bung Bang Hven (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) trao đổi về việc tuyên truyền để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân. Ảnh: Phương Vi
Cán bộ, đảng viên làng Bung Bang Hven (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) trao đổi về việc tuyên truyền để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân. Ảnh: Phương Vi
Làng Bung Bang Hven còn là điểm sáng trong việc đẩy lùi hủ tục. Anh Đinh HVư-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Bắc-chia sẻ: “Ngày trước, làng có lệ phạt vạ rất nặng. Chỉ cần già làng nghi ngờ nam nữ có quan hệ bất chính thì liền phạt vạ heo, gà. Được Chi bộ cùng Ban Nhân dân thôn tuyên truyền, bà con đã bỏ dần hủ tục ấy và tất cả đều nghiêm túc chấp hành pháp luật”.
Theo chị Săk, qua các buổi họp làng và tiếp xúc trực tiếp, đội ngũ đảng viên đều lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bà con nắm rõ. Đặc biệt, Chi bộ cùng Ban Nhân dân thôn luôn nhắc nhở, khuyến khích bà con gìn giữ nét đẹp tín ngưỡng, tâm linh song phải phù hợp với đời sống mới; đồng thời bảo tồn các nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đến nay, dân làng tổ chức ma chay, cưới hỏi tiết kiệm hơn và rút ngắn thời gian so với trước. Trong làng còn nhiều nghệ nhân biết đan lát, dệt vải và duy trì được đội cồng chiêng phục vụ các lễ hội.
Trong năm, dưới sự hướng dẫn của Chi bộ, làng Bung Bang Hven đã triển khai có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”…
Ông Đinh Văn Dước bày tỏ: “Được Chi bộ và Ban Nhân dân thôn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, gia đình tôi đã di dời chuồng trại và làm nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh. Ngoài ra, tôi cũng được hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt để tăng năng suất. Cuộc sống gia đình tôi giờ đây đã được cải thiện hơn rất nhiều”.
Ông Đinh Văn Nim-Phó Bí thư Đảng ủy xã Yang Bắc-đánh giá: “Đa số người dân làng Bung Bang Hven là đồng bào Bahnar. So với trước đây, làng đã đổi khác rất nhiều, khang trang, sạch đẹp hơn, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được nâng cao. Có được kết quả này không thể không nhắc đến vai trò của Chi bộ làng. Từ tiền đề đó, năm 2020, Bung Bang Hven được chọn để xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số của xã Yang Bắc”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.