Ngày mới ở buôn Prong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu năm 2020, buôn Prong (xã Ia Mlah) được UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số. Để có kết quả đó là sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng chung sức của người dân “cùng làm, cùng hưởng thụ”.
Buôn Prong có 180 hộ với 968 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Jrai chiếm hơn 97%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Đầu năm 2019, Prong được chọn làm điểm triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 12-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 
Bà Ksor H’Blin-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Prong-cho hay: Để triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Chi bộ đã ra nghị quyết để thống nhất chủ trương, triển khai kế hoạch thực hiện. Theo đó, Chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong hệ thống chính trị.
Mỗi đảng viên được giao phụ trách nhóm 3-5 hộ để vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế gia đình. Thanh niên và phụ nữ huy động ngày công giúp các gia đình neo đơn, hộ chính sách di dời chuồng trại, làm vườn rau xanh... Nhờ đó, chỉ trong nửa năm, buôn Prong đã hoàn thành di dời hàng chục chuồng gia súc ra xa khu nhà ở, đào hố xử lý rác thải trong vườn và làm nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh. 
Ảnh: Gia Hưng

Gia đình bà Rơ Ô Plú (buôn Prong, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) có thu nhập ổn định từ chăn nuôi bò. Ảnh: Gia Hưng 

Bà Ksor H’Blin cho biết thêm: Trong quá trình triển khai, buôn Prong được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới ở buôn Prong là hơn 2,95 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.
Cụ thể, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa buôn; xây dựng đường giao thông nông thôn; sửa chữa điểm trường tiểu học; hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn; triển khai các mô hình như: nuôi gà thả vườn, trồng chuối, đu đủ, mì, mía; giúp người dân cải tạo, làm mới hàng rào; hỗ trợ bò giống; xây dựng nghĩa trang nhân dân; lắp đặt bảng tuyên truyền; xây dựng nhà tình nghĩa; hỗ trợ giống lúa nước và triển khai mô hình sản xuất lúa nước hơn...
Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng trong buôn được đầu tư hoàn thiện, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang hơn, đời sống của người dân được nâng lên.
Buôn Prong có thuận lợi là hầu hết đất sản xuất của người dân đều nằm trong khu vực tưới của công trình thủy lợi Ia Mlah nên các cánh đồng, vườn tược luôn xanh tốt, cho năng suất ổn định. Đây cũng là buôn có tổng đàn bò lớn nhất huyện, hộ ít nhất cũng có khoảng 5-7 con và hộ nhiều thì có đến vài chục con. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/năm và chỉ còn 4 hộ nghèo (chiếm 2,2%). 
Bà Ksor H’Blin-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Prong (bìa trái) trao đổi với người dân về xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Gia Hưng
Bà Ksor H’Blin-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Prong (bìa trái) trao đổi với người dân về xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Gia Hưng
Bà Rơ Ô Plú cho hay: “Gia đình tôi có hơn 2 ha mì, điều và có hơn 30 con bò. Mỗi năm, gia đình thu nhập hơn 200 triệu đồng. Từ khi xây dựng nông thôn mới, buôn Prong có rất nhiều đổi thay. Các tuyến đường giao thông được làm mới, sửa chữa nên vào mùa mưa không còn lầy lội. Trường học, nhà văn hóa được xây dựng khang trang giúp cho các cháu có nơi học hành và bà con có nơi sinh hoạt”.
Còn ông Nay Jú thì chia sẻ: “Khi triển khai làm đường giao thông nông thôn, tôi sẵn sàng di dời hàng rào, hiến đất vườn để làm đường. Ngoài ra, tôi cùng với bà con đóng góp ngày công để làm đường, phát dọn đường làng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Ông Ksor Luân-Chủ tịch UBND xã Ia Mlah-cho biết: Người dân buôn Prong rất cần cù lao động, đoàn kết, cùng nhau xây dựng nông thôn mới. Nhìn chung, vai trò chủ thể của người dân ngày càng được khẳng định, từ đó tạo sự đồng thuận cao, tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Đến nay, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và dần hoàn thiện.
“Việc buôn Prong được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ là mô hình điểm để nhân rộng ra các buôn khác. Đây cũng là tiền đề để xã Ia Mlah phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2020. Hiện xã Ia Mlah đã đạt 17/19 tiêu chí, còn 2 tiêu chí đang phấn đấu hoàn thành là tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật”-Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.
GIA HƯNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.