Những thương-bệnh binh gương mẫu ở Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều thương-bệnh binh ở huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.



Chúng tôi đến thăm gia đình ông bà Nguyễn Quang Sừng-Phan Thị Tấn (thị trấn Ia Kha) vào dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Vợ chồng ông cùng quê Quảng Trị, đều là bệnh binh. Ông Sừng nhớ lại: Ông nhập ngũ năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục phục vụ trong quân ngũ, sau đó phục viên. Năm 1994, ông cùng gia đình đến định cư tại huyện Ia Grai cho đến nay.

  Cán bộ huyện Ia Grai thăm gia đình ông Đặng Tiến Hùng-một thương binh cao tuổi tại xã Ia Tô. Ảnh: t.n
Cán bộ huyện Ia Grai thăm gia đình thương binh Đặng Tiến Hùng. Ảnh: Thanh Nhật


Tại quê hương thứ hai, ông tiếp tục tham gia công tác trong hệ thống chính trị cơ sở, từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam và Phó Chủ tịch HĐND thị trấn Ia Kha. Đồng thời, nhiều năm liền, ông là Bí thư Chi bộ tổ dân phố 7. Những năm gần đây, ông trở về làm kinh tế gia đình và là nông dân sản xuất giỏi. Hiện gia đình ông đang trồng cà phê kết hợp một số cây trồng ngắn ngày trên diện tích hơn 2 ha tại xã Ia Pếch. Bình quân mỗi năm, sau trừ chi phí, gia đình ông thu nhập gần 200 triệu đồng.

Ông Sừng chia sẻ: “Thời gian trước đây, trên địa bàn tổ 7, một số thanh-thiếu niên vướng vào tệ nạn xã hội. Để từng bước ổn định tình hình an ninh trật tự, Chi bộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng-chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Phong trào đã được người dân ủng hộ, đồng thuận thực hiện nên đạt hiệu quả tốt”.

Còn thương binh Rơ Lan Thin (trú tại làng Kơ Mông, xã Ia Tô) thì bộc bạch: Những năm qua, ông duy trì gần 10 ha cà phê và điều, kết hợp xen canh nhiều loại cây ăn quả và chăn nuôi. Với mô hình trên, gia đình ông được huyện biểu dương trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Dịp này, chúng tôi còn được gặp thương binh Đặng Tiến Hùng cư trú tại xã Ia Tô. Ông từng tham gia du kích tại quê nhà ở huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi), sau đó tập kết ra Bắc. Sau năm 1955, ông chiến đấu tại địa bàn xã Ia Tô. Sau ngày đất nước thống nhất, ông tham gia công tác tại địa phương, từng giữ các chức vụ như Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, đồng thời có 2 nhiệm kỳ làm Bí thư Chi bộ thôn 2.

Ông Rơ Châm Yơt-Bí thư Đảng ủy-nhận xét: “Ông Đặng Tiến Hùng là đảng viên gương mẫu, đóng góp nhiều thành tích cho sự phát triển của địa phương. Ông vừa được tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng vào dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

THANH NHẬT -Huyện Ia Grai khen thưởng các gia đình chính sách tiêu biểu DSCN0122
Huyện Ia Grai khen thưởng các gia đình chính sách tiêu biểu. Ảnh: Thanh Nhật



Tại xã Ia Bă có thương binh Hoàng Trung Sáu luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Những năm qua, gia đình ông đã phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế với mô hình VAC. Chung tay xây dựng nông thôn mới, ông luôn gần gũi với người dân để tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Chủ tịch UBND xã Ia Bă Nguyễn Xuân Bổn nhận xét: “Cựu chiến binh Hoàng Trung Sáu là một cá nhân tiêu biểu của xã, nhiều lần được cấp trên khen thưởng về thành tích điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Lành-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ia Grai-nhấn mạnh: “Trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện nhà, các gia đình chính sách đã tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực trong các phong trào và cuộc vận động, giáo dục con cháu và thế hệ trẻ nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới và khối đại đoàn kết toàn dân”.

THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.