Hiến máu tình nguyện tại Gia Lai: Lan tỏa trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) lan tỏa rộng khắp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nếu số người tham gia trước đây chủ yếu tập trung ở lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên thì nay đã phát triển mạnh mẽ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh-cho biết: “Trước đây, bà con DTTS tham gia HMTN rất ít nhưng đến nay đã tích cực hưởng ứng. Qua công tác tuyên truyền, vận động, bà con hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người, hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không còn e ngại. Đã có nhiều tấm gương HMTN trong đồng bào DTTS được tôn vinh, khen thưởng. Mới đây, khi tham gia sự kiện HMTN tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah, chúng tôi chứng kiến nhiều lao động DTTS tham gia hiến máu, trong đó có không ít cặp vợ chồng, chứng tỏ phong trào đã và đang lan tỏa rộng khắp”.
Phong trào hiến máu tình nguyện tại Gia Lai thu hút nhiều thành phần tham gia, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.    Ảnh: ĐỨC THỤY
Phong trào hiến máu tình nguyện tại Gia Lai thu hút nhiều thành phần tham gia, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: ĐỨC THỤY
Theo ông Dương Đình Diện, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã vận động được gần 14.000 đơn vị máu an toàn, đạt hơn 93% kế hoạch. Số lượng máu vận động được đã cơ bản đáp ứng nhu cầu máu cho công tác cấp cứu và điều trị tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số người tham gia HMTN là đồng bào DTTS chiếm khoảng 30%.
Là một trong những địa phương điển hình trong phong trào HMTN, trung bình hàng năm huyện Đức Cơ vận động được khoảng 1.000 đơn vị máu. Năm 2018, huyện đã tổ chức thành công 4 đợt HMTN, qua đó tiếp nhận 1.028 đơn vị máu an toàn, vượt 128 đơn vị máu so với kế hoạch tỉnh giao. Riêng từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo vận động HMTN huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 3 đợt và thu được 950 đơn vị máu. Ông Hoàng Minh Công-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Chữ thập đỏ huyện Đức Cơ-thông tin: Hàng năm có khoảng 30% số người tham gia hiến máu là bà con DTTS. “Thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức để phát triển phong trào HMTN trên địa bàn, trong đó có cộng đồng DTTS tại địa phương”-ông Công cho biết.
Tại huyện Chư Pah, cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, số lượng người DTTS tham gia HMTN những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 40% tổng số người tham gia hàng năm. Trung bình mỗi năm, huyện Chư Pah tổ chức 2 đợt HMTN,  vận động được khoảng trên 550 đơn vị. Ia Ka và Ia Phí là những xã tiêu biểu trong phong trào này. Bà Rơ Châm HNgoan-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ka-cho hay: Ngoài lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên thì người dân cũng đã tích cực tham gia HMTN. Trước đây, việc vận động không dễ, nhưng qua tuyên truyền, vận động bằng “người thật việc thật”, mọi người hiểu được ý nghĩa của phong trào nên tham gia tích cực, góp phần hoàn thành chỉ tiêu đề ra hàng năm.
 Phong trào HMTN tại Gia Lai thu hút nhiều thành phần tham gia, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.N
Phong trào HMTN tại Gia Lai thu hút nhiều thành phần tham gia, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.N
Tại huyện Đak Đoa, đến nay, 17 xã, thị trấn trên địa bàn đều đã thành lập Ban Chỉ đạo vận động HMTN cấp xã. Ông Phạm Duy Chinh-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện-chia sẻ: “Trong 5 năm trở lại đây, phong trào HMTN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, số người HMTN là đồng bào DTTS không ngừng tăng lên, góp phần thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Năm 2018, chỉ tiêu giao 750 đơn vị máu nhưng huyện vận động đạt hơn 800 đơn vị máu. Năm nay, đợt 1 vận động được 364 đơn vị máu; đợt 2 dự định tổ chức vào cuối tháng 11-2019 với mục tiêu đạt từ 350 đến 400 đơn vị máu”.  
Để phong trào HMTN ngày càng lan tỏa rộng rãi, kể cả trong vùng đồng bào DTTS, theo ông Dương Đình Diện, công tác tuyên truyền, vận động cần được tiếp tục chú trọng, bên cạnh đó kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình tham gia phong trào; quan tâm mở các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ về HMTN; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người tham gia hiến máu.
 NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.