Gia Lai khẩn trương ứng phó biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là địa phương có 3 dự án nằm trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta đang tích cực thực hiện tiêu giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. Theo đó, có 3 dự án quy mô lớn đang được khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Dự án hệ thống hồ chứa thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai) có dung tích 10,54 triệu m3, chiều dài đập đất 484,1 m, tổng chiều dài các tuyến kênh là 10 km. Đây là dự án nhóm B với tổng mức đầu tư là 222 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 160,6 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách địa phương. Dự án do Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi Gia Lai chủ trì, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2020. Theo đó, dự án sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người (hiện tại) và 28.300 người (dự kiến vào thời điểm 2035) của các xã Chư Don, Ia Blứ và thị trấn Nhơn Hòa. Đây là dự án được thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu điều hòa khí hậu khắc nghiệt của khu vực huyện Chư Pưh, ổn định sản xuất cho 620 ha lúa và tạo nguồn tưới cho 1.000 ha cây công nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ.
  Thủy lợi Ayun Hạ.   Ảnh: Đức Thụy
Thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: Đức Thụy
Cũng được triển khai nhằm chủ động phòng-chống và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra, cải thiện môi trường, khí hậu, khai thác tổng hợp nguồn nước, tạo thêm sinh kế cho người nghèo, đảm bảo an ninh lương thực là dự án hồ chứa nước Tầu Dầu 2 (huyện Đak Pơ, Gia Lai) do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh quản lý. Sau khi được hoàn thành, dự án sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới chủ động cho 555 ha đất canh tác của vùng dự án (150 ha lúa nước 2 vụ, 405 ha hoa màu và cây công nghiệp), đồng thời tạo nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 7.500 người trong vùng dự án.
Theo quyết định chủ trương đầu tư, công trình hồ chứa nước Tầu Dầu 2 có dung tích gần 3,2 triệu m3, đập đất dài 456 m, cao 25,4 m; cống lấy nước đường kính 0,8 m. Hệ thống tuyến dẫn nước phục vụ sản xuất sử dụng ống HDPE. Đây là dự án thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư khoảng 175,5 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương khoảng 146,2 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 29,3 tỷ đồng).
Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh là một trong 21 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26-8-2016. Tổng vốn thực hiện chương trình là 15.866 tỷ đồng; trong đó, hợp phần biến đổi khí hậu 11.300 tỷ đồng, hợp phần tăng trưởng xanh 4.566 tỷ đồng.

Nói về Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà từng nhấn mạnh, một số các hoạt động trong chương trình sẽ giúp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, hướng tới nền kinh tế carbon thấp, đảm bảo an ninh năng lượng với mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Với mục tiêu này, tỉnh ta cũng đang triển khai dự án thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời cho các tuyến đường trên địa bàn TP. Pleiku. Theo Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 22-3-2018 của UBND tỉnh, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời sẽ được bố trí xen kẽ trên các tuyến đường Lê Đại Hành (đoạn ngã tư Biển Hồ đến ngã tư Hùng Vương) dài 5,8 km; đường Cách Mạng Tháng Tám nối dài (đoạn Tôn Thất Tùng đến Lý Thường Kiệt) với chiều dài 2,053 km; đồng thời bố trí tại 5 đảo giao thông cửa ngõ của thành phố gồm: Hàm Rồng; Lê Duẩn-Lý Thường Kiệt; ngã tư Biển Hồ; Trường Sơn-Lê Đại Hành và Lê Thánh Tôn-Nguyễn Viết Xuân với tổng cộng 250 bộ đèn LED. Đây là dự án nhóm C, có tổng mức đầu tư gần 42,7 tỷ đồng; trong đó, vốn từ ngân sách trung ương 40 tỷ đồng và đối ứng từ ngân sách TP. Pleiku là 2,653 tỷ đồng.
Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Hiện hồ sơ của 3 dự án đã được chuyển đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chuẩn bị cấp vốn. Dự kiến trong khoảng tháng 9 này, vốn sẽ được phân bổ về để triển khai những phần việc tiếp theo, đảm bảo tiến độ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, trong năm 2018, sẽ hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Plei Thơ Ga; phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư đối với hồ chứa nước Tầu Dầu 2 và dự án thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời”.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.