Miền ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi quét dọn, đám lá được tôi gom lại rồi đốt. Những làn khói trắng tỏa ra từng sợi mảnh ở góc vườn. Cô con gái lẫm chẫm đi ngang qua, ngó nghiêng một hồi rồi hỏi: “Có mùi gì đó mẹ ha?”. “Mùi khói đó con”. Con òa lên: “Con muốn lên trên cao kia để ngửi mùi khói”. Tôi công kênh con lên vai. Con nhắm nghiền mắt lại rồi hít hà thứ mùi lạ lùng từ đám lá khô. Dưới sức bén của lửa, ngọn gió đung đưa cột khói, khói trùm lên đám cây nở đầy hoa trắng ven đường. Mùi cây cỏ cuối năm cũng ươm độ rực rỡ, xao xuyến lạ lùng.

Vậy là, tôi đã trở về nhà, về Pleiku trong những ngày cuối năm với biết bao chộn rộn. Và lạnh, cái lạnh như khiến xui người đi xa dày thêm nỗi nhớ. Thì chẳng phải, những ngày cuối năm đang len đều trong không gian đó sao. Trên không trung cao xanh vời vợi, mây không còn về lang thang trên chóp núi, trời cao hơn trên cánh đồng loang loáng nước. Rau trong vườn tôi mọc lên đủ loại. Mẹ nói, ruộng lại đến vụ sắp sạ rồi, từ gốc rạ đã mọc lên những cây lúa non, đợi đủ nước, máy sẽ chạy cày lật úp, bừa thêm, xáo đều rồi mẹ ngâm giống vãi ra thửa ruộng.

 Minh họa: Nguyễn Văn Chung
Minh họa: Nguyễn Văn Chung



Đi qua cây cầu đầu làng, thấy nước chảy từ nguồn về sậm đục. Mẹ nói, nước mùa này nhiều, cà phê khỏi tưới. Tôi lại nhớ dòng mương đó, hồi nhỏ chúng tôi đã từng tắm, khuấy chân, từng gót chân cứ nứt ra vì ngấm bùn. Mẹ cho ngâm muối, lau khôi, bôi bằng kem đánh răng, lúc thì ngâm nước lá ổi, lá mướp…

Bây giờ ở thành phố, bàn chân tôi vẫn nhiều lúc nứt đi, khi đi chân trần, đất còn giắt vào đen một thớ. Nhiều người chê gót chân “nông dân” nhưng tôi vẫn thấy vui vì điều đó. Nhiều lần, tôi chẳng cần phải kỳ cọ kỹ, mặc đôi giày cao hở gót, để lộ những đường chỉ đen của bàn chân không đi tiệm, làm nail, thấy thế mà vui. Những ký ức vụn vặt ấy nó đã lẩn khuất đi đâu cho đến ngày tôi bước chân về con đường cũ.

Phía trước nhà tôi có một con đường cánh đồng của xóm. Cánh đồng ấy chứng kiến chúng tôi lớn lên, ăm ắp kỷ niệm ngày thơ bé. Vậy nên, tôi có thói quen đi về là đi thẳng ra cánh đồng. Ở đó ban ngày thì con ngỗng lạch bạch kêu cạc cạc, buổi đêm ếch nhái đua nhau hòa ca trong vạt cỏ ống của bờ hồ.

Vừa rồi có chuyến công tác về miền Tây, thấy con cá rô bơi dưới ruộng cạn khi máy cày chạy qua tôi đã ồ lên thích thú. Nhiều bạn đi cùng ngạc nhiên hỏi tôi chưa thấy cá rô bao giờ sao. Thực ra, các bạn không hiểu, điều đó gắn với ký ức xinh xắn của tôi. Cái thời đi ra đồng là bắt ngay được cá, vụ gặt cũng là khi thấy đàn cá tung tăng chạy trốn người. Tụi trẻ con đi theo được xâu cá tổ chim mang về trong gương mặt lấm lem bùn đất có món quà là xâu cá lủng lẳng.

Tôi đang đi qua những ngày cuối năm, mới chỉ nghĩ thôi mà thấy mọi thứ ấm áp quá. Tất cả không khí như om lại trong một miền trời nho nhỏ. Tôi lại đi ra đồng, rồi lọc cọc gõ gõ để lưu lại những miền thơm của ký ức ngày xưa. Năm nay, nhớ thế, viết thế, biết đâu sang năm nỗi nhớ nó còn dày hơn khi mình thêm tuổi.

 

TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.