Mùi quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã hơn hai mươi năm tôi gửi lại tuổi thơ của mình nơi làng quê thanh bình. Đi học rồi làm ở xa, dù vẫn thường chạy đi, chạy về nhưng lúc nào cũng vội vàng, cứ chợt quên chợt nhớ xa xôi. Quê tôi cũng giống những vùng nông thôn khác, ở đó còn chảy mãi những nhớ thương đầy ắp. Trong dòng chảy êm đềm và ngọt ngào đó, ngoài những hình ảnh, âm thanh thân thuộc còn có những hương mùi rất riêng. Mùi của làng quê thôn dã!

Mùi khói.

Với tôi, mùi khói vừa quen thuộc vừa có sức ám ảnh đến kì lạ. Sau mùa cắt lúa, rơm được đưa về làm thức ăn cho gia súc, phần còn lại nằm phơi trên gốc rạ. Bà con đốt đồng để diệt sạch trứng sâu bọ và mầm cỏ còn sót lại. Mặt ruộng dễ cày hơn và tro sẽ thành phân cho đất tốt mùa sau. Mùi khói rơm còn ẩm ướt cứ hăng hắc, theo gió phả vào làng, có khi khó chịu nhưng đó là mùi của xứ sở quê hương.


 

 Chiều đồng quê. Ảnh minh họa
Chiều đồng quê. Ảnh minh họa


Đường làng rợp bóng tre xanh, lá rụng nhiều, nhất là mùa gió Tây Nam thổi. Lúc này cũng là mùa lúa chín, cộ bò kéo rơm làm vương vãi khắp đường làng. Thế là cùng nhau quét rác và đốt.

Mùi khói nồng nồng ấy ngày nào cũng có, mùa nào cũng quen và thân thương lắm. Trẻ con ở thôn quê ngày trước, thích thú việc chận bò, mót lúa, đào khoai, tát cá… Gom ít cỏ khô, quơ nắm củi tre, bẻ thêm vài cành cây bờ rào để nhóm lên đống lửa. Khói bốc lên cay xè khóe mắt nhưng theo sau đó là mùi thơm lừng lựng của khoai, bắp và cá nướng. Khói bay trên cánh đồng, khói lan từng con ngõ, khói tỏa bên ven sông sau mỗi mùa thu dọn dây dưa, dây mướp.

Ấm áp và gần gũi nhất vẫn là mùi trong gian bếp nhỏ. Bếp ngày xưa nấu bằng củi nên khói bụi cũng nhiều. Khói bốc lên, bay là là trên mái rạ đã đánh thức bao thứ mùi khác. Những thứ mùi xa xôi mà gần gũi, bay bổng mà thiết thực, nó giúp tôi no cái bụng trong những ngày nhiều thiếu thốn. Mùi cơm vừa chín tới, nhất là khi nấu gạo lúa mới, hạt mềm và rất dẻo thơm, nó như mùi no đủ đầu mùa. Sợ cơm bị nhão, mẹ thường chắt bớt nước cơm đang sôi ra một cái chén, bỏ thêm ít hạt muối bảo tôi uống. Mùi của loại nước đặc biệt ấy vẫn còn thơm béo, ngọt bùi trong kí ức. Có khi gian bếp thơm mùi cá rô đồng nướng dằm mắm ớt, mùi cá nhét kho lá gừng, mùi mắm chưng tiêu những buổi chiều mưa se lạnh.

Vùng đất Nam Trung bộ không đến nỗi lạnh rét nhưng giữa tiết trời se se buổi chớm đông, mẹ thường lấy chén nước mắm cho thêm gia vị rồi đặt lên lò lửa. Mắm sôi lên, từ từ keo khô lại, mùi thơm tỏa ra, dù ở xa vẫn nhận biết. Đây là mùi nồng nàn mang vị mặn mòi của một thời gian khó. Hay là thiếu thốn, khó khăn cũng có mùi riêng của nó và cả đời chẳng quên vậy!

Tuổi thơ sống ở thôn quê cũng khó quên được mùi hương trong các khu vườn. Ngày trước, nhà nào cũng có vườn rộng, chưa có tường rào kiên cố, quanh năm đủ loài cây trái. Trẻ con háo hức với những khu vườn rợp mát, ngạt ngào hương thơm. Mùi mít chín cây thơm lừng. Mùi đào lộn hột thơm nồng nàn. Mùi thị chín vàng ngào ngạt hương đưa theo gió. Rồi là bao thứ mùi chua chua đầy kích thích của me, xoài, khế, mận…

Những khu vườn xưa, chủ yếu là cây ăn trái truyền thống, không có cây ghép như bây giờ. Có điều là cây cao, trái nhỏ nhưng lại rất sai, đậm đà hương vị tự nhiên vốn có. Mỗi loài đều có mùi đặc trưng riêng, dễ nhận biết. Hương bưởi thơm thanh nhẹ, tinh khiết buổi sớm xuân. Hương hoa dủ dẻ thơm ngào ngạt vào mỗi dịp hè.

Trưa nắng, bẻ lá thầu đâu có mùi hăng hắc để lợp chòi, chơi trò trốn tìm. Hái trái bời lời để chơi trò đánh trận giả cùng nhau. Cây bời lời khá cao, có nhiều kiến đỏ làm tổ, mùi hăng hắc, mủ nhựa có nhiều chất nhớt, khi dính vào quần áo là rất khó chà rửa. Nhưng trái bời lời là nguồn “đạn dược” rất cần thiết để bắn ống bụp. Sau này tôi mới biết đó là loại cây quý, dùng chữa bệnh và đặc biệt là làm nguyên liệu để bào chế ra các loại nhang thơm khác. Riêng cây bồ kết cuối vườn, thân đầy gai nhọn, trái lủng lẳng từng chùm, chỉ dành cho các mẹ, các chị khèo xuống nấu nước gội đầu. Hương mùi bồ kết vẫn còn vương thơm, óng mượt trên mái tóc đen dài của các cô gái quê xưa.  

Ai rồi cũng phải lớn. Bọn trẻ ngày xưa mỗi đứa một nơi làm ăn sinh sống. Gặp được nhau đông đủ, thật không dễ chút nào. Bao bận bịu, lo toan xô đẩy kí ức trôi dạt về quá khứ, để một lúc nào đó bất chợt lắng lòng bỗng nhung nhớ miên man.

Thật quý giá những khi trở về để đắm chìm trong mùi quê thôn dã. Mùi bùn non của ruộng cày sắp sạ, mùi lúa mới vừa cấy dặm xong, mùi ngai ngái của phân bò đang chờ vận chuyển. Con đường làng vừa được bê tông hóa sạch sẽ, phong quang, còn thơm mùi xi măng mới, mùi sơn cổng ngõ, tường rào như phả vào lòng niềm hân hoan, vui sướng. Những thứ mùi thân thương ấy càng khiến tôi thêm yêu hơn quê nhà. Tôi hiểu rằng, dù ai có đi xa nhưng trong lòng mình vẫn mãi thơm mùi kí ức làng quê!

Theo PHAN HUY THÙY (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...