Chiếc áo tơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày mưa bão, tôi đưa đón cháu nội đến trường. Lặng nhìn các sắc màu áo mưa sặc sỡ của các cháu, tôi chợt nhớ những ngày xưa đi học với chiếc áo tơi chằm bằng lá rừng.
Những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi mùa đông đến, ba tôi lại vào rừng tìm lá kè hoặc lá đùng đình về kết thành những chiếc áo tơi dùng che mưa nắng cho cả nhà.
Bó lá kè hái về được ba lựa cẩn thận để chọn những chiếc lá còn nằm trong búp non, thường bằng cổ tay người lớn, dài chừng 40 cm trở lên. Sau đó, đem phơi nắng nguyên búp để có màu trắng đẹp. Đến lúc khô, dùng tay xòe búp ra như cánh quạt, tước theo biên sống lá sẽ có những bẹ lá rộng chừng vài đốt ngón tay. Ba tỉ mẩn khâu lại các bẹ lá bằng những sợi mây vót nhỏ, đan thành những tấm như lợp mái nhà, xếp lên nhau, phía biên trên xâu sợi dây để khi đeo áo tơi lên người sẽ cố định trên cổ và lưng.
Lá đùng đình chỉ lớn hơn bàn tay xòe, ba chọn những lá già còn nguyên chưa bị rách rồi hái về phơi khô, vuốt thẳng, xâu lại từng chuỗi. Sau đó, ba đan xếp từng tấm dài lá đùng đình và kết lên chiếc sườn áo tơi từ dưới lên trên như lợp mái nhà, thành một tấm áo tơi hình chữ nhật. Khi làm xong, cuộn lại treo trên gác bếp. Tùy thuộc vào chiếc áo cho người lớn hay trẻ em mà cắt xén theo độ rộng, dài, ngắn cho vừa. Màu lá lúc đầu xanh, khi khô chuyển sang màu xám đậm. Một chiếc áo tơi lá có thể sử dụng cho mùa nắng thì mát, mùa mưa thì ấm, độ bền đến 3-4 năm.
Ảnh minh họa: Minh Chiến
Ảnh minh họa: Minh Chiến
Nói là chiếc áo nhưng cũng chỉ là một mảnh lá kết lại, khi cuộn lại thành vòng tròn quanh người, khoét một lỗ trống ở biên để buộc sợi dây tròng vào cổ. Phía chân tơi được đan rút ngắn hơn phần thân để ôm vừa với người. Chiếc áo đơn sơ nhưng khi tròng vào người, vừa chống mưa, vừa chống lạnh, có thể xoay áo quanh mình để cản hướng gió mưa khỏi ướt, rất tiện.
Nhớ những ngày ba má ra đồng nhổ cỏ, cấy lúa, chiếc áo tơi lá trên lưng nhìn xa như những chiếc nấm chuyển động. Chiếc áo vừa che mưa, giữ thân nhiệt những hôm gió lạnh và làm mát khi trời nắng gắt. Ngày mùa, mọi người nghỉ trưa trên bờ ruộng, những chiếc áo tơi được trải úp, kết lại thành chiếu lá, bày thức ăn cùng chung vui. Để ngả lưng nghỉ ngơi trong chốc lát, chiếc áo tơi lại làm chiếc chiếu đỡ lưng và chiếc nón úp lên mặt che ánh nắng mặt trời giúp người nông dân có giấc ngủ nhanh để lấy sức làm việc buổi chiều. Chiếc áo tơi sau khi đã hỏng được cắm lên bờ ruộng, đầu đội một chiếc nón cời đứng dang tay để làm con bù nhìn xua đuổi chim, chuột.
Những ngày đi học mùa mưa bão, chiếc áo tơi của nhóm học sinh tiểu học chúng tôi được mắc xung quanh vách nứa của lớp học. Trên nón, dưới áo, nhìn xa giống như những ụ nấm bao quanh vách lớp. Sau đó vài năm, những chiếc áo tơi bằng ni lông xuất hiện, có mũ có tay nhưng chỉ những nhà có điều kiện mới mua cho con mặc đi học. Riêng tôi vẫn chiếc áo mà ba đã đan, mặc cho vài tiếng trêu đùa: “Con cúm núm di động!”.
Trong bối cảnh ngày trước, đất nước còn khó khăn, những chiếc áo tơi lá một thời đã gắn bó bao thế hệ với nhiều tiện ích. Dù thời gian có làm cho mẫu mã chiếc áo mưa thay đổi nhưng những hình ảnh gần gũi, thân thương của chiếc áo tơi lá một thời vẫn ghi lại trong tôi nhiều cảm xúc.
AN SINH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...