Bánh cốm xứ nẫu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những hạt cốm nhảy múa theo vũ điệu của tiếng nổ giòn lụp bụp vui tai trong chiếc chảo rang. Lũ trẻ chúng tôi ngồi bu quanh bếp, chống cằm háo hức đợi chờ được bưng những chiếc bánh cốm dâng lên bàn thờ bà nội. Và sau đó là được hít hà từng hạt cốm thơm lựng mùi mật mía ngọt lịm mà mỗi năm chỉ có một lần.
Quê nội tôi ở vùng lúa An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nơi đây có những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh. Ba tôi kể rằng: Món bánh cốm đã theo chân nội tôi từ thời son trẻ. Khi về ở với ông, ngoài làm ruộng, những tháng nông nhàn, bà thường làm bánh cốm đựng trong đôi bầu gánh đi các ngả để bán. Nhờ vậy, bà tôi đã nuôi ba tôi cùng mấy cô, mấy bác nên người. Lớn lên, ba tôi lập nghiệp trên vùng đất An Khê. Tuy không còn giữ nghề của nội nhưng ngày giỗ nào ba cũng nhớ làm món bánh cốm dâng lên bàn thờ.
Hàng năm, vào tiết lập đông, ba tôi tự tay làm ra chiếc bánh để dâng lên ngày giỗ nội. Má tôi thì sàng sảy chọn những hạt lúa nếp no tròn. Ba bắc chiếc chảo gang lên bếp độn thêm một ít cát sạch dưới đáy, khuấy cho nóng lên mới cho hạt lúa nếp vào. Những hạt lúa nổ tung lên trắng nõn thành hạt cốm thơm lựng nở bung ra nhiều cánh như nụ hoa nhỏ xinh. Bên cạnh, má tôi cũng đã chuẩn bị rổ đậu phộng rang vàng ươm đưa vào thau lớn, trộn lúa nổ, rưới mật đường và nước gừng lên đảo đều.
Chiếc khuôn được làm bằng những thanh gỗ hình vuông, mỗi chiều chừng hai gang tay, cao chừng 20 phân, dồn cốm vào và dùng một thanh gỗ lọt lòng khuôn ép xuống. Khi đã nén hết cỡ thì lấy khuôn ra và dùng dao cắt thành ô nhỏ vuông vắn lốm đốm màu vàng của mật mía lẫn lộn hạt đậu phộng tô điểm trông rất bắt mắt.
Bánh cốm. Ảnh: C.T.V
Bánh cốm. Ảnh: C.T.V
Những chiếc bánh cốm được sắp lên đĩa đặt ngay ngắn ở giữa bàn thờ. Khấn xong, ba tôi rưng rưng kể lại: Mùa này năm ấy, trong lúc bà nội gánh đôi bầu cốm đi bán, mưa bão ập đến. Cả gia đình lo lắng, ba tôi leo lên nóc nhà nhìn tứ bề đồng nước giăng trắng xóa, chỉ thấy cây cối trôi cùng đàn gia súc, gia cầm. Ba và ông nội nóng lòng chèo thuyền chia nhau men theo con nước lặng đi tìm. Một ngày, rồi 2 ngày trôi qua, trả lời là những đọt tre quấn đầy rác, giữa bốn bề lặng im của ruộng đồng tả tơi nước cuộn. Gần 1 tuần sau, con nước rút dần, mọi người trở về gương mặt buồn thiu, ba và ông lại tiếp tục đi theo con đường bờ ruộng xuôi lần về phía biển. Đi đến đâu, ba cũng chỉ hỏi mỗi câu: “Ai thấy mẹ tôi đâu không?”. Mọi người nghe và cùng chia nhau đi tìm trong cặp mắt xót thương vô hạn. Đến ngày thứ 9, ông tìm được thi thể bà mắc kẹt trong một bờ tre, tay bà còn giữ chặt chiếc bầu đựng cốm.
Lúc bấy giờ, chúng tôi chỉ còn biết tưởng niệm bà qua hình ảnh của đôi bầu và những chiếc bánh cốm. Cầm chiếc bánh vuông vắn trên tay, tôi thương bà, thương mùi hương đất, thấy thấp thoáng hình dáng của bà dưới màu trời xanh, đội khoảng mây trắng bồng bềnh với tiếng rao ngọt ngào như từng giọt mật chảy đều trong bánh cốm, để qua thời gian quyện thành một thức món quê hương thân thương, gần gũi, giữ lại cho cháu con một khoảng trời quê hương.
Mỗi lần nhìn thấy người quảy đôi bầu với tiếng rao “Cốm đây”, tôi lại lặng người nhớ về chiếc bánh của bà. Chiếc bánh đã quảy đi cả vùng trời ký ức, trong đó có linh hồn của bà tôi, dòng họ tôi đã bám từng mảnh vườn, chéo ruộng để nuôi nhau lớn lên nhiều thế hệ. Tôi thầm nhắc nhở, cội nguồn là mạch sống vĩnh cửu, là linh hồn của mỗi người, khi đi xa cũng còn một ngăn của con tim dành để nhớ về!
Ngồi viết những dòng chữ này, nơi quê nhà Bình Định đang gồng mình ứng phó với lụt lội trắng đồng. Và câu chuyện về bánh cốm cũng là một ý niệm hướng về quê hương thân yêu với những kỷ niệm không thể quên của những người con xa xứ.
AN SINH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...