Từ cuốn nhật ký cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, tôi hay viết nhật ký để giữ lại những khoảng ký ức của riêng mình. Bây giờ, nhật ký dường như ít người dùng đến, thay vào đó trang facebook cá nhân được mọi người lựa chọn làm nơi gửi gắm nỗi niềm. Để rồi mỗi năm hay nhiều năm sau nữa, facebook lại nhắc về những điều đã cũ.
Một chiều, trong lúc tranh thủ sắp đặt lại mọi thứ trong căn phòng nhỏ cho gọn gàng, vô tình tôi tìm thấy quyển nhật ký mình viết hơn mười năm trước. Tôi ngồi đọc và ngẫm từng dòng chữ mình đã ghi. Khi lật đến những trang cuối của quyển nhật ký, lòng tôi bỗng chùng lại. Tôi thấy tim mình chợt nhói lên, nước mắt trào ra.
Trước mắt tôi hiện lên hình ảnh tôi ngày ấy đang ngồi trên xe máy với lỉnh kỉnh đồ đạc chuẩn bị cho một tuần đi công tác xa. Tôi có tính cẩn thận nên mỗi khi chuẩn bị đi thường nổ máy xe một lúc cho êm máy. Bỗng dưng tôi nghe tiếng uỵch, quay lưng lại đã thấy mẹ ngã phía sau.
Mẹ vội vã đứng dậy, vừa nhét vào ba lô tôi mấy quả chanh rồi vừa phủi tay nói: “Con cầm theo uống nước cho mát. Mẹ sợ con đi mất nên chạy lật đật vấp phải sợi dây, may là không sao”. Chỉ bằng một hành động nhỏ thôi, nhưng tình cảm mẹ dành cho tôi không lời nào tả hết.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Giờ tôi đã làm mẹ, đã gần bước qua tuổi bốn mươi, suy nghĩ không còn non nớt nữa. Tôi hiểu lòng mẹ tôi khi ấy. Mẹ nấu cho tôi bao món ngon, lo cho tôi từng bữa ăn giấc ngủ sao cho thật vuông tròn rồi mới yên tâm lo đến bản thân mình.
Vậy nhưng, mỗi thời khắc mỗi xuôi đi như dòng nước chảy. Việc nọ cuốn việc kia. Tôi bận lo cho cuộc sống riêng của mình, lo ăn học, lo vui chơi, lo cho gia đình mới của mình. Rồi quên mất là đã lâu tôi chưa về thăm mẹ. 
Thời gian như mũi tên đã lao ra khỏi cung, không bao giờ trở lại. Mẹ tôi giờ đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm”. Tôi cũng đã đi quá nửa đời người. Vậy mà với mẹ, chúng tôi vẫn là những đứa con bé bỏng, nên lúc nào mẹ cũng dặn dò đủ thứ. Sợ con quên, sợ con không tốt, sợ người ngoài xã hội không quý mến con mình. Đôi khi nghĩ lại, tôi còn không hiểu sao mẹ lại có thể mạnh mẽ đến thế, chèo chống gia đình bé nhỏ vượt qua mọi sóng gió cuộc đời.
Mỗi ngày trôi qua, thời gian để lại nơi mẹ tôi một chút tóc bạc, một chút nếp nhăn, một chút chậm chạp. Cuộc sống này ai rồi cũng sắm sửa hành trang rời xa trần thế. Nghĩ đến đây, lòng tôi thắt lại. Tôi biết sự mất mát chẳng dễ nguôi ngoai khi đã một lần tiễn đưa ba tôi về chốn vĩnh hằng.
Giờ đây, tôi chỉ cầu mong mẹ thật khỏe mạnh, để mỗi ngày sẽ gọi cho mẹ một lần dù chỉ để hỏi: “Mẹ ăn cơm chưa?”. 
VÕ MINH HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...