Nắng mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kể cũng lạ, cũng là nắng đấy thôi, hiện lên giữa mùa đông mà khác biệt giữa hai miền.
Nắng mùa đông ở miền xuôi hiếm lắm. Vì hiếm nên quý, được đón nhận với tâm trạng háo hức đến sôi động.
Ảnh internet
Ảnh internet
Nắng mùa đông còn có tên gọi khác là nắng non, thường bất chợt. Đầu đông, nắng ló lên một thoáng lúc giữa ngày, đầu chiều rồi biến mất nhường chỗ cho gió đông se lạnh, mây xám nhờ, mưa phùn lất phất. Nhờ gió vén mây nắng chui ra, chỉ là những sợi vàng thật nhỏ, phơ phất như tơ nhện giăng hờ. Tơ nhện là hơi sương, thật khó nhận biết từ trên cao buông mình hay tỏa ra từ mặt đất, được nắng chiếu long lanh như những sợi kim tuyến. Những buổi sương dày, màn sương hiện lên sắc cầu vồng như ẩn như hiện.
Nắng đông hiện lên từng vạt, từng chùm nối nhau, đan xen, xê dịch, dễ quan sát bằng mắt. Nắng lang thang dát vàng trên mặt sông, bờ cát, bãi bồi, xóm làng, đồng lúa… rồi biến mất sau đám mây ghi xám.
Cuối đông, thời gian nắng trong ngày kéo dài hơn. Có khi nắng trọn ngày. Ngày đẹp trời. Cảnh vật bừng thức đến hoạt náo dưới bầu trời vàng dịu nắng mùa đông. Nắng sớm lấp lánh trên cánh đồng lúa xanh mởn đang độ trải lá hẹ, trên ngọn cỏ non, chùm hoa, phiến lá… Sương và nắng quyện hòa khoe mình, như “cặp phạm trù triết học” đi vào thơ ca: “Nếu vì nắng mà giọt sương lấp lánh/Thì vì sương tia nắng biết long lanh” (Sương và nắng-Sương Mộc Lan).
Nắng đông đem đến hơi ấm dù một lúc hay kéo dài thường đưa tôi về miền ký ức ngày tấm bé tranh nhau được ngồi cạnh bà nội trước thềm nhà sưởi nắng. Co ro một lúc, bà lần cởi bỏ tấm khăn trùm đầu, khăn len quấn cổ đến chiếc áo dạ cũ sờn cho nắng chiếu vào da thịt. Vùi đầu vào lòng bà, chúng tôi cảm nhận được tình yêu thương ấm áp diệu kỳ! 
Quê tôi, nắng mùa đông hiện lên vào tháng Chạp quý lắm. Những lò tráng bánh gấp gáp lên lửa mong có được những phên bánh khô giòn dưới nắng chất lượng thơm ngon dịp Tết có thức mà dùng. Bến sông, bãi bồi nhộn nhịp cảnh giặt giũ chiếu chăn đi qua ngày đông tháng giá ẩm mốc…
Nắng mùa đông ở Tây Nguyên lại khác, rất đặc trưng.
Chớm đông đã có nắng, từ đầu ngày, lao xao cùng gió nhẹ. Chớm khô. Về đầu Chạp, cuối đông nắng dần vàng đậm, se sắt. Ngày im gió, không gian thêm mở rộng. Da trời xanh lơ, dâng cao, mây trắng xốp từng đụn lơ lửng từ giữa trưa. Trong sắc nắng vàng, khí trời se lạnh. Ngày cả nắng càng thêm lạnh, chẳng biết hơi lạnh tỏa ra từ phương nào. Lạnh hòa vào nắng, hanh hao. Người luống tuổi từ đồng bằng lên Tây Nguyên gặp nắng mùa đông, lạnh đầu mùa thường hay bị ốm. Ốm đột ngột từ lúc vừa đặt chân như thể cô dâu làm nũng với chồng yêu… 
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...