Bó hoa ngũ sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh gặp chị lần đầu ngay giữa tuyến lửa cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Khi đó, anh là cậu trai trẻ vừa từ TPHCM gia nhập lực lượng TNXP, còn chị, một cô văn công xinh xắn đến biểu diễn nơi đơn vị anh đóng quân.

Khi đó, nhìn chị biểu diễn trên sân khấu ghép bằng các thùng đạn pháo, giọng ca thánh thót, khuôn mặt đỏ hồng dưới ánh lửa, với anh, chị như là ở một thế giới khác, xa xôi và đầy ảo mộng.

Tình cờ, anh được gọi vào nhóm phụ đoàn văn công thu dọn hành trang, được đến gần chị. Gần người trong mộng, chàng trai trẻ lâm vào bối rối, lập cập, anh muốn tặng chị một cái gì đó để thể hiện tình cảm của mình, nhưng ngoài bộ đồ TNXP trên người, anh chẳng có gì cả.



Thấy sự lúng túng của anh, mấy anh bạn cùng tổng đội bèn xúi: “Muốn tán gái phải tặng hoa”. Nhưng hoa đâu ra? “Kia kìa, những bụi hoa dại đó”, các bạn anh gợi ý. Thực ra anh cũng không biết đó có phải là hoa hay không nữa. Lần đầu đến với vùng đất Tây Ninh, anh đã thấy nó, những bông màu tim tím, nhỏ li ti, mọc khắp nơi. Bạn anh nói đó là hoa ngũ sắc, tốt lắm”. Khi đó, giữa lúc háo hức và bối rối, anh không để ý đến nụ cười tinh quái của những người bạn và câu nhận xét “tốt lắm” của họ. Hoa phải đẹp chứ sao lại tốt? Anh vội nhổ một bó thật to hoa ngũ sắc rồi rụt rè chạy đến trước mặt chị, lắp bắp nói lời tặng.

Tận sau này anh vẫn nhớ khuôn mặt sửng sốt của chị và những người bạn khi thấy bó hoa. Khi đó tim anh như thắt lại, sợ chị sẽ từ chối. Có lẽ thấy được sự lo lắng của anh, chị mỉm cười nhận lấy bó hoa rồi cảm ơn anh.

Bẵng cả năm sau, dù cuộc chiến vẫn đang dữ dội, anh vẫn luôn nhớ về chị. Bỗng một hôm, nghe tin có Đoàn văn công TNXP về biểu diễn ở cách nơi anh ở gần chục cây số, dù đường đi khi đó rất nguy hiểm, anh vẫn xin đi xem bằng được, để gặp chị dù rằng anh tin chắc chị chẳng còn nhớ đến anh, một chàng TNXP trẻ như muôn vàn chàng trai khác.

Rồi anh lại thấy chị, vẫn vẻ ngọt ngào, hiền dịu, vẫn giọng ca thánh thót đó. Gặp chị sau giờ biểu diễn, vừa tính chào, nhắc lại chuyện trước thì bất ngờ, một người bạn diễn của chị nhìn thấy anh thì phá ra cười gọi to “anh chàng cứt lợn kìa”, một cô khác vội bảo “đâu phải, thúi địt chứ!” rồi họ ôm nhau cười. Anh mặt sượng trân, dĩ nhiên anh đã biết cái bông hoa kia là hoa gì, nhưng thật không ngờ, các cô văn công lại nhớ đến thế. Chị cũng cười, bảo anh đừng giận, bởi cái chuyện anh tặng bó hoa cứt lợn to đùng đó suốt một thời gian dài là chuyện cười của đoàn.

Ngày đó, khi biết hoa ngũ sắc có tên thường gọi là hoa cứt lợn, hoa thúi địt, và cái “tốt lắm” mà họ nói là tốt để làm thuốc, anh đã từng nổi cáu, giận mất một thời gian. Nhưng giờ đây, nếu gặp lại anh chỉ muốn ôm hôn những đứa bạn ngày đó, bởi cũng vì tặng thứ hoa quá “độc đáo” đó mà chị lại nhớ đến anh lâu như vậy và thậm chí trở thành cầu nối để họ đến với nhau, mối tình giữa anh và chị dần nảy nở, đơm hoa.

Ra quân, trở lại TP, anh chính thức cầu hôn với chị và cả hai về chung một nhà. Gia đình nhỏ của họ luôn tràn đầy tiếng cười hạnh phúc, nhất là khi lần lượt 2 đứa con ra đời. Cuộc sống khi đó đầy khó khăn, gian khổ nhưng với tình yêu, họ đã vượt qua tất cả.

Rồi đất nước mở cửa, đời sống kinh tế ngày càng thuận lợi hơn, công việc của anh cũng xuôi chèo mát mái, anh dần dần leo lên những vị thế mới trong xã hội và đi kèm với đó là lợi ích kinh tế cũng cao hơn. Để tiện chăm con, lo cho gia đình, chị ở nhà, mở một quán cơm nhỏ. Thế nhưng, gian khó không làm gì được mái ấm của họ, nhưng sự đầy đủ lại có thể.

Những chuyến công tác, những cuộc thương thảo đẩy anh dần ra khỏi gia đình. Bên anh xuất hiện những bóng hồng mới, tươi trẻ, hiện đại, hấp dẫn. Anh không quên trách nhiệm của mình với gia đình nhưng những lời đồn, những gièm pha cũng đến tai chị. Nhiều bóng hồng xúi anh bỏ vợ và đã có lúc anh suy nghĩ đến việc đó. Nhưng anh luôn cảm giác thiếu một cái gì đó, một sự hụt hẫng mà những bóng hồng kia không thể mang lại cho anh. Chính điều đó giúp níu kéo anh lại với gia đình dù rằng sự níu kéo đó cũng rất mong manh.

Hôm đó là một ngày kỷ niệm dành cho phụ nữ, thiên hạ rầm rộ mua hoa tặng người phụ nữ của mình. Anh cũng không ngoại lệ, nhưng người phụ nữ của anh không chỉ có chị! Với các bóng hồng khác, anh chăm chút, tự tay mang hoa đến tặng, dẫn đi ăn uống thì với chị, anh chỉ đơn thuần đặt một bó hoa, nhờ giao về nhà bởi còn bận chuyện khác.

Và rồi, trong tiệm hoa, anh bất ngờ thấy nó, những bông hoa nhỏ li ti, tim tím nằm lọt thỏm trong một góc. Sửng sốt, anh lặng lẽ nhìn cái bó hoa nhỏ đó nằm khuất dưới vô vàn những bông hoa rực rỡ, lộng lẫy. Chỉ vào bó hoa, anh hỏi mua thì người chủ quán bối rối cho biết, hoa đó không phải để bán bởi nó không được xem là hoa, chỉ là một dạng lót nền để tôn những bông hoa khác lên, bình thường cũng chả ai dùng nhưng hôm nay hết sạch loại khác nên buộc phải dùng tạm thôi.

Anh cúi xuống nhìn bó hoa hồng đẹp rực rỡ trên tay, bó hoa rất đắt tiền, so với nó, bó hoa ngũ sắc kia quá thua kém. Thế nhưng, với anh bó hoa hồng đẹp nhưng thật trống rỗng, vô hồn. Còn bó hoa nhỏ kia, lại như một phần không thể tách rời trong chính anh. Và anh đã mua tặng chị như thầm hối lỗi!

Cảm ơn bó hoa ngũ sắc. Giữa những cám dỗ của cuộc sống đã giúp anh tìm lại được điều đáng quý nhất của mình, là tình yêu, là hạnh phúc thực sự mà chút nữa anh đã tự tay phá bỏ đi mất.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...