Tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 2 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 441/QĐ-UBND của UBND tỉnh, các địa phương vẫn còn gặp một số hạn chế, vướng mắc trong việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Còn lúng túng, vướng mắc 
Qua kiểm tra công tác triển khai hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 tại một số huyện, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) cho rằng: Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định đối tượng hỗ trợ nên việc triển khai còn chậm và gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Kiểm tra tại các huyện Đak Pơ, Mang Yang và Đak Đoa, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở LĐ-TB và XH-nhìn nhận: Một trong những nguyên nhân khiến việc triển khai hỗ trợ còn chậm là do cán bộ cơ sở chưa nắm rõ đối tượng thụ hưởng nên sợ chi sai. Hơn nữa, người lao động cư trú tại địa phương nhưng làm việc ở nơi khác dẫn đến việc thẩm định hồ sơ gặp khó khăn.
Ngoài ra, một số địa phương đã phê duyệt danh sách nhưng chưa chủ động kinh phí để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động. “Phòng LĐ-TB và XH huyện Đak Đoa đã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt danh sách hỗ trợ gồm 367 lao động (1,5 triệu đồng/người). Tuy nhiên, hiện tại mới có 320 lao động được nhận tiền hỗ trợ, 47 trường hợp chưa được nhận vì chưa có kinh phí hỗ trợ”-ông Hải thông tin.
Đoàn kiểm tra của Sở LĐ-TB và XH làm việc tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Phương Uyên
Đoàn kiểm tra của Sở LĐ-TB và XH làm việc tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Phương Uyên
Tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ kịp thời
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB và XH, đến ngày 4-10, tỉnh ta đã hỗ trợ theo Quyết định số 23 là trên 19 tỷ đồng cho 2.700 đơn vị, doanh nghiệp với 45.108 người lao động; ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 441 cho 6.531 lao động với trên 9,7 tỷ đồng và đã chi trả cho 5.391 lao động với số tiền hơn 8 tỷ đồng.
Chị Võ Thị Hồng Hoa (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho hay: “Tôi là chủ hộ kinh doanh karaoke. Chồng tôi là chủ tiệm cắt tóc. Mới đây, địa phương hỗ trợ tôi 3 triệu đồng. Còn chồng tôi dù đủ điều kiện được hỗ trợ theo Quyết định số 441 của UBND tỉnh nhưng chưa được nhận”. Chị Nguyễn Thị Kim Cúc và chị Lê Thị Lộc (thị trấn Đak Đoa) làm nghề phụ quán ăn. Vừa qua, 2 chị đều phải ngừng việc để phòng-chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của chính quyền địa phương. “Khi được hướng dẫn, chúng tôi đã làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Chúng tôi mong nhận được tiền hỗ trợ để phần nào giải quyết khó khăn trước mắt”-chị Lộc bày tỏ.
Trao đổi về những bất cập trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho hay: Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển để đăng ký hỗ trợ. Vì vậy, cán bộ phải đến tận nơi ở của người lao động để hướng dẫn, rà soát, tổng hợp. Công tác cập nhật danh sách mất nhiều thời gian, ảnh hưởng nhất định đến tiến độ và quá trình thực hiện. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy nhanh công tác rà soát, lập danh sách và xét duyệt để kịp thời chi hỗ trợ cho người lao động theo quy định”-ông Dũng cho hay.
Theo bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, đến nay, địa phương đã tạm ứng ngân sách hơn 400 triệu đồng để chi hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người lao động cho 24 đơn vị với 250 lao động; 24 hộ kinh doanh; 2 lao động và 1 đơn vị trả lương ngừng việc và lương phục hồi sản xuất; 170 lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do dịch Covid-19. “Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp một số khó khăn, vướng mắc về thẩm định hồ sơ đối tượng theo Quyết định số 441/QĐ-UBND như: lái xe, phụ xe, lao động tự do không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, người lao động làm việc từ các tỉnh phía Nam trở về địa phương”-bà Anh cho biết.
Vừa qua, UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục gia hạn thời gian hoàn thành việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 đến cuối tháng 12-2021. “Vì vậy, các địa phương tiếp tục rà soát, hướng dẫn các đơn vị, người lao động làm thủ tục đề nghị hỗ trợ. Các địa phương cần lưu ý hộ kinh doanh cá thể, người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động và lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc rà soát và giải quyết tránh bỏ sót đối tượng hay trục lợi chính sách”-Phó Giám đốc Sở LĐ-TB và XH nhấn mạnh.
PHƯƠNG UYÊN

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.