Cha lái xe máy 500.000 km tìm được con trai bị bắt cóc 24 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một người đàn ông Trung Quốc đã gặp lại con trai bị bắt cóc sau cuộc tìm kiếm kéo dài 24 năm trên chiếc xe máy.

Trong câu chuyện do đài BBC đăng tải hôm 13-7, người đàn ông kể trên là Guo Gangtang. Cách đây 24 năm, con trai của ông Guo bị những kẻ buôn người bắt cóc ngay phía trước nhà của họ ở tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc.

Theo Bộ Công an Trung Quốc, 2 nghi phạm sau đó bị theo dấu và bị bắt. Nghi phạm nữ họ Tang khai rằng khi nhìn thấy con trai của ông Guo đang chơi một mình bên ngoài nhà của em, bà ta liền đưa cậu bé tới trạm xe buýt, nơi nghi phạm thứ hai - ông Hu, là bạn trai của bà Tang - chờ sẵn.

Cặp đôi đã bán đứa trẻ bắt cóc được tại tỉnh Hà Nam lân cận.

 

 Ông Guo cầm tấm hình con trai hồi nhỏ. Ảnh: BBC
Ông Guo cầm tấm hình con trai hồi nhỏ. Ảnh: BBC
 Người cha lái xe máy tìm con 24 năm. Ảnh: Daily Telegraph
Người cha lái xe máy tìm con 24 năm. Ảnh: Daily Telegraph
Con trai ông Guo. Ảnh: Daily Telegraph
Con trai ông Guo. Ảnh: Daily Telegraph



Lúc phát hiện con trai mất tích vào năm 1997, ông Guo - khi ấy 27 tuổi - lấy xe máy đi khắp hơn 20 tỉnh trên cả nước, vượt qua quãng đường 500.000 km để tìm kiếm. Trong suốt thời gian này, ông Guo gặp một số vụ tai nạn giao thông dẫn tới bị gãy xương và vài lần bị cướp trên đường cao tốc.

Cầm hình con trai, ông Guo kiên trì với mục đích của mình, ngủ dưới gầm cầu và xin tiền mỗi khi cạn túi.

Cuối cùng, ông Guo cũng đoàn tụ với con trai sống ở tỉnh Hà Nam hôm 11-7 nhờ công an xét nghiệm ADN.


 

Gia đình ông Guo đoàn tụ. Ảnh: Daily Telegraph
Gia đình ông Guo đoàn tụ. Ảnh: Daily Telegraph

 
Trong quá trình tìm kiếm, ông Guo đã trở thành thành viên nổi bật của các tổ chức liên quan đến người mất tích ở Trung Quốc, đồng thời giúp ít nhất 7 bậc cha mẹ đoàn tụ với những đứa con bị bắt cóc của họ.

Sau khi thông tin ông Guo tìm được con trai lan truyền, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập lời chúc mừng.

"Nhiều bậc cha mẹ có thể đã từ bỏ từ lâu. Ông ấy thật tuyệt vời và tôi thực sự mừng cho ông ấy" - một cư dân mạng viết trên Weibo.

Tại Trung Quốc, tình trạng bắt cóc và buôn bán trẻ sơ sinh là một vấn đề nhức nhối trong nhiều thập kỷ.

Ước tính khoảng 20.000 trẻ em bị bắt cóc mỗi năm tại Trung Quốc. Nhiều đứa trẻ bị bán trong nước và ra nước ngoài.

 

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.