Điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để được bổ nhiệm làm quản lý, lãnh đạo, công chức phải trong độ tuổi không quá 55 tuổi với nam và không quá 50 tuổi với nữ (bổ nhiệm lần đầu), riêng chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng quận, huyện thì tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (cả nam và nữ).
Việc được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo sau thời gian làm việc, cống hiến chắc hẳn là mong muốn có rất nhiều công chức. Dưới đây là quy định về điều kiện bổ nhiệm công chức vào chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định mới nhất.
Điều kiện được bổ nhiệm
Theo khoản 1, Điều 2 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg, bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị
Còn Điều 51 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định căn cứ để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là: Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Để được bổ nhiệm làm quản lý, lãnh đạo, công chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
Để được bổ nhiệm làm quản lý, lãnh đạo, công chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
Để hướng dẫn chi tiết quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 năm 2010. Trong đó Điều 40 Nghị định này nêu rõ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo gồm:
- Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định;
- Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg: Bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi với nam và không quá 50 tuổi với nữ, riêng chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng quận, huyện thì tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (cả nam và nữ);
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật: Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức (khoản 5, Điều 6 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg)...
Như vậy, để được bổ nhiệm làm quản lý, lãnh đạo, công chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Đặc biệt, khoản 2, Điều 51 Luật Cán bộ công chức nêu rõ, thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 5 năm. Nhưng nếu pháp luật chuyên ngành và cơ quan có thẩm quyền có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.
Khi hết thời hạn này, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Trình tự, thủ tục
Công chức được bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý thông qua trình tự, thủ tục nêu tại Quyết định 27 năm 2003 như sau:
Bước 1: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác với chức vụ sẽ bổ nhiệm.
2 Để được bổ nhiệm làm quản lý, lãnh đạo, công chức phải trong độ tuổi không quá 55 tuổi với nam và không quá 50 tuổi với nữ (bổ nhiệm lần đầu)
Bước 2: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể:
Với nhân sự tại chỗ:
- Đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu công chức trong cơ quan, đơn vị;
- Thảo luận, lựa chọn trên cơ sở đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị;
- Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách công chức được giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét ưu nhược điểm, điểm mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển…
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết. Trong đó, người được bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.
Với nguồn nhân sự từ nơi khác:
- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất cử đại diện gặp công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi công chức công tác…
- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết.
Bước 3: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm.
Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.