Dạy trẻ cách sử dụng internet an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Internet chứa khối lượng thông tin khổng lồ có thể giúp trẻ học tập và giải trí, song sẽ có nhiều mối nguy hiểm đối trẻ nếu cha mẹ để con lướt web mà không có sự giám sát.

Đối với trẻ, internet là một thế giới vô cùng mới mẻ và đầy hấp dẫn. Đó là nơi để chúng giải trí, thể hiện bản thân, bộc lộ những cảm xúc mà nhiều khi chúng thấy khó khăn khi chia sẻ với bố mẹ. Tuy nhiên, internet cũng chứa nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ con nếu chúng ta để bé lướt web mà không có sự giám sát.

Cách nay mấy hôm, ghé chơi nhà bé Mai Phương (học lớp 2, quận Ninh Kiều), tôi ngạc nhiên khi bé thực hành thành thục các thao tác học giải toán nâng cao trên mạng. Phương khoe, gần năm nay, cùng học với thầy cô trên mạng môn Anh văn và Toán, còn biết cách tìm hiểu thông tin phục vụ các môn xã hội, tự nhiên khác.

Do công việc bận rộn, mẹ Phương hướng dẫn con cách tự học khi vừa vào lớp 1. Những kỹ năng như vẽ, xếp hình (môn thủ công)… Phương cũng được mẹ chỉ cách tận dụng các chương trình học sinh động trên mạng. So với bạn trang lứa, Phương rất khéo tay, có ý thức tự giác học tập cao, chủ động hoàn thành bài vở mỗi tối mà không cần mẹ phải nhắc nhở.

 
Phụ huynh cần hướng dẫn con em cách khai thác thông tin trên mạng hiệu quả. (Trong ảnh: Một nhóm học sinh tiểu học quận Ninh Kiều đang tham gia học môn Toán nâng cao trên mạng internet). Ảnh: Khánh Tường
Phụ huynh cần hướng dẫn con em cách khai thác thông tin trên mạng hiệu quả. (Trong ảnh: Một nhóm học sinh tiểu học quận Ninh Kiều đang tham gia học môn Toán nâng cao trên mạng internet). Ảnh: Khánh Tường



Hiện nay, rất nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính kết nối mạng internet. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng quan tâm, dành thời gian hướng dẫn cách khai thác thông tin mạng xã hội cũng như kiểm tra xem con làm gì. Đến khi phát hiện con đi lệch đường thì chuyện đã rồi, vội vàng tìm cách khắc phục.

Chị bạn tôi mua cho con trai học lớp 7 điện thoại di động thông minh và máy vi tính nối mạng để trong phòng, chủ yếu để liên lạc đưa rước và giải trí sau giờ học. Một lần ngủ trưa, nghe điện thoại con liên tục báo tin nhắn, chị xem thử, thấy con kết bạn trên facebook với nhiều thành phần, chửi thề, nói tục.

Chị vào các thư mục trên máy tính của con, tá hỏa khi con tải về một số clip đen. Gặng hỏi, con nói, bạn chuyển cho xem, chưa kịp xóa. Chị lập tức tìm cách chấn chỉnh. Chị tâm sự: "Con đã lớn, có nhu cầu sử dụng điện thoại, máy tính, khó cấm đoán nên phải giúp con biết cách sử dụng internet an toàn. Tôi nhờ bạn chuyên ngành công nghệ thông tin cài đặt điện thoại, máy tính, chặn những trang web không lành mạnh, chỉ con cách bảo vệ thông tin cá nhân khi lên mạng…".

Cạnh nhà tôi có bé trai mới lớp 1 nhưng thuộc rất nhiều bài hát người lớn và hài nhảm. Mẹ bé cho con sử dụng Ipad, để tập trung buôn bán. Nghe con nghêu ngao hát "chỉ cần em vui đối với anh vậy thôi", đáng lẽ người nhà phải nhắc nhở, đằng này còn khen ngợi, hưởng ứng, khiến bé tưởng hay, chẳng những không sửa, còn lên mạng tìm tòi nhiều hơn để bắt chước. Bé có biểu hiện nghiện game nhưng mẹ không để ý…

Mạng internet có quá nhiều thông tin các lĩnh vực, nếu người dùng, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên, không biết cách chọn lọc nội dung phù hợp sẽ gây tác hại khó lường. Để hạn chế những tác động tiêu cực từ internet, phụ huynh cần giúp con định hướng sử dụng máy tính đúng mục đích học tập, giải trí lành mạnh.

Đồng thời, nhắc nhở con về 4 nguyên tắc an toàn khi truy cập internet, đó là: không cho biết thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ, không dùng chung password, có sự quy định về thời gian sử dụng Internet. Để giúp trẻ học hỏi được kiến thức thông qua giải trí, cha mẹ nên giới thiệu những trang web chứa nhiều thông tin bổ ích, phim ảnh, trò chơi … phù hợp từng độ tuổi. Đừng vì sự chủ quan, lơ là không kiểm soát, để con tự do "lang thang" trên mạng, sa đà vào những nội dung không hay, tác hại sẽ khó lường.

 

Theo Khánh Tường (giadinhvietnam.com/nld)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.