Chàng trai 9X gom lá bồ đề làm tranh nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ lá bồ đề, anh Đặng Duy Khánh (25 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hải, TX.Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã chế tác thành những bức tranh làm say đắm lòng người.

Những bức tranh được anh Khánh vẽ trên lá bồ đề ẢNH: DUY TÂN
Những bức tranh được anh Khánh vẽ trên lá bồ đề ẢNH: DUY TÂN
Yêu thích cây bồ đề
Bản thân là phật tử, từ nhỏ anh Khánh thường theo cha mẹ đi lễ chùa rồi dần dần có niềm yêu thích đặc biệt đối với cây bồ đề. Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên ngành quản lý xã hội nhưng anh rẽ hướng khởi nghiệp làm tranh nghệ thuật từ lá cây này.

Anh Khánh bên những bức tranh nghệ thuật làm từ chất liệu lá bồ đề vô cùng đẹp mắt  ẢNH: DUY TÂN
Anh Khánh bên những bức tranh nghệ thuật làm từ chất liệu lá bồ đề vô cùng đẹp mắt ẢNH: DUY TÂN
Anh Khánh chia sẻ: “Cây bồ đề là một trong những biểu tượng của Phật giáo. Bên cạnh giá trị tâm linh, lá cây bồ đề lại đẹp và bền nên tôi chọn lá này làm tranh về chủ để Phật giáo để nhiều người có được những món quà lưu niệm mang tính tâm linh và nghệ thuật giao thoa”.

Chất liệu lá bồ đề được xử lý loại bỏ chất diệp lúc khỏi xương lá thành màu trắng để làm tranh  ẢNH: DUY TÂN
Chất liệu lá bồ đề được xử lý loại bỏ chất diệp lúc khỏi xương lá thành màu trắng để làm tranh ẢNH: DUY TÂN
Thời gian đầu làm tranh, anh Khánh gặp nhiều khó khăn do không chuyên về mỹ thuật. Vì vậy anh phải mày mò nghiên cứu suốt nhiều tháng để lên ý tưởng và sơ chế nguyên liệu từ lá bồ đề. Đến tháng 6.2020, anh chính thức cho ra đời những bức tranh đẹp mắt.
Nhiều công đoạn kỳ công
Theo anh Khánh, làm tranh lá bồ đề phải qua nhiều công đoạn như: chọn lá già đủ độ dày, đẹp, lá đã rụng hoặc sắp rụng; tách chất diệp lục ra khỏi xương lá; dùng bàn chải vệ sinh lá thật sạch; tạo hình.

Lá bồ đề được ghép chồng lên nhau để làm thành bức tranh đẹp mắt  ẢNH: DUY TÂN
Lá bồ đề được ghép chồng lên nhau để làm thành bức tranh đẹp mắt ẢNH: DUY TÂN
“Tất cả các khâu đều có độ khó như nhau. Việc xử lý tách chất diệp lục để ra chất liệu xương lá trắng làm tranh phải mất thời gian gần 2 tháng mới đạt tiêu chuẩn. Dòng tranh này hiện có 2 màu chủ đạo là trắng và vàng. Riêng màu vàng được xử lý nhuộm bằng các loại màu thiên nhiên từ rau, củ, quả”, anh Khánh cho biết.

Tranh cây bồ đề sử dụng vỏ cây khô để đính ghép làm thân cây  ẢNH: DUY TÂN
Tranh cây bồ đề sử dụng vỏ cây khô để đính ghép làm thân cây ẢNH: DUY TÂN
Chủ đề tranh lá bồ đề do anh Khánh làm ra chủ yếu gồm: đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thư pháp, hoa bồ đề, cây bồ đề, bướm... “Tùy kích thước, muốn có một bức tranh hoa bồ đề phải sử dụng từ vài chục đến hàng trăm lá để đính và lồng ghép với nhau. Với tranh cây bồ đề thì có sử dụng thêm chất liệu vỏ cây khô để đính ghép làm thân cây, phần lá sẽ sử dụng xương lá bồ đề trắng để làm. Còn tranh hình Phật và thư pháp thì sử dụng lụa để quét hình lên khuôn”, anh Khánh chia sẻ.

Tranh Phật được vẽ từ lá bồ đề  ẢNH: DUY TÂN
Tranh Phật được vẽ từ lá bồ đề ẢNH: DUY TÂN
Để hoàn chỉnh một bức tranh, anh Khánh mất từ vài ngày đến vài tuần (tùy chủ đề, kích thước). Giá mỗi bức dao động vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nhờ đó anh có thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.

Hình con bướm được làm từ lá bồ đề  ẢNH: DUY TÂN
Hình con bướm được làm từ lá bồ đề ẢNH: DUY TÂN
Sắp tới, anh Khánh tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều màu sắc được chiết xuất từ thiên nhiên như màu hường, đỏ... nhằm đa dạng hơn chủ đề tranh. Đặc biệt, anh chuẩn bị đưa ra thị trường những dòng tranh nghệ thuật sử dụng chất liệu lá của các loại cây đặc trưng ở miền Tây và tập trung chủ đề phong cảnh, chân dung...
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.