Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.

Nghe vậy, tôi chỉ cười và không nói gì thêm bởi không cùng quan điểm. Tôi là một người cổ vũ việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, đặc biệt là cho trẻ bú mẹ trực tiếp. Bằng trải nghiệm của chính bản thân, tôi tin điều đó hoàn toàn đúng đắn. Suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ được bảo bọc ấm áp, khi chào đời, trẻ cần sự vỗ về, cần mùi hương quen thuộc của mẹ để cảm thấy an tâm hơn, giảm căng thẳng và quấy khóc.

Cũng bởi vậy mà các nhà khoa học khuyến khích, trẻ vừa lọt lòng được da kề da với mẹ trong vòng ít nhất 90 phút nhằm đem lại rất nhiều lợi ích như giúp trẻ phát triển não bộ, ổn định nhịp tim và nhịp thở, hình thành lịch bú và ngủ ổn định, đồng thời tăng sự gắn kết tình thân. Các bác sĩ cũng khuyên không nên cho trẻ sơ sinh bú bằng bình bởi dễ làm trẻ bú quá no, dễ gây nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến các vấn đề về răng, miệng…

Các bạn trẻ bây giờ, từ khi mang bầu đã ít nhiều có dự định, kế hoạch nuôi con. Những phương pháp nuôi con như easy, kiểu Nhật… đang được đề cao. Điều mà những người mẹ tương lai bàn tính nhiều nhất là dự định cho trẻ sơ sinh bú bình, uống thêm sữa công thức, cho con ngủ riêng để tập tính tự lập, không bám hơi cha mẹ.

Trong danh sách những thứ cần mua cho con của em gái tôi có nội dung “cũi”. Tôi không cản, nhưng nói từ từ hãy mua, cứ sinh con ra rồi tính. Vì tôi biết, một người mẹ thương con sẽ không bao giờ chịu được việc nhìn đứa trẻ còn đỏ hỏn nằm một mình trong cũi, tập làm quen với thế giới rộng lớn. Và khi ấy, trước khi con kịp bám hơi mẹ, thì mẹ đã bám hơi con, một bước cũng không nỡ rời.

Những tháng năm đầu đời, việc hình thành nền tảng tình cảm, sự gắn kết với cha mẹ, gia đình cho trẻ là điều rất quan trọng. Ở mỗi độ tuổi, trẻ có những sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý khác nhau, người mẹ cũng sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Đơn cử như việc để trẻ không còn bám mẹ khi thời gian nghỉ thai sản sắp hết, phải quay lại với công việc, chúng ta sẽ để trẻ làm quen, tiếp xúc nhiều hơn với người thân trong nhà, tạo cho trẻ sự tin tưởng rằng mẹ đi trong thời gian bao lâu rồi cũng sẽ quay về… Như vậy, sẽ giúp trẻ không còn hoảng sợ khi bỗng dưng không nhìn thấy mẹ trong thời gian dài. Hiểu được những điều đó, chúng ta sẽ không vô tình tước đi quyền được mẹ ôm ấp, được tận hưởng những giọt sữa mẹ quý báu của trẻ ngay từ khi mới lọt lòng.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.