Cải cách giáo dục: “Cái gì cũ, xấu thì nên bỏ, cái gì mới mà hay thì nên làm”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mấy năm qua, nền giáo dục của nước ta đang cố gắng cải thiện để thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài, thậm chí bế tắc, từng bước giải tỏa các bức xúc của xã hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của giáo dục cũng như của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, cả nước có hơn 92% tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phấn khởi: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao là mong muốn của chúng ta, là thể hiện nỗ lực lớn của rất nhiều lực lượng, trong đó có sự chỉ đạo của Bộ, của các cơ quan quản lý, các ban ngành và sự cố gắng cao của thầy và trò các nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại khi chỉ trong thời gian ngắn, các điều kiện quyết định về chất lượng chưa cải thiện được bao nhiêu, mà lại có thể có một kết quả cao như thế thì liệu nên mừng hay nên lo?
Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B
Tuy Bộ đã cố gắng cải cách để đưa nền giáo dục nước ta “sánh ngang với các cường quốc năm châu” nhưng hiện tại, nền giáo dục của chúng ta so với các nước trong khu vực và thế giới là “một khoảng cách”. Giáo sư Phạm Phụ chia sẻ đối với giáo dục ở bậc phổ thông trung học, vấn đề lớn nhất là: “Chương trình phổ thông hiện nay vẫn còn rất nặng nề, rất hàn lâm. Vì vậy, con em chúng ta học đúng là không kịp thở, học những chuyện quá hàn lâm, nó chỉ thích hợp cho 5% hay 10% các em sau này đi vào đại học, mà là đại học định hướng nghiên cứu. Chứ còn đối với đa số các em, tôi nghĩ những kiến thức như vậy, nếu nói là không có ích thì không phải, nhưng nói chung là quá tải và quá hàn lâm là không cần thiết”. Còn đối với giáo dục đại học thì cần phải có những nguyên lý mới, chính sách mới. Các nguyên lý, chính sách này phải được nghiên cứu một cách chuyên nghiệp.
Còn GS. Hà Văn Thịnh cũng mạnh dạn đề xuất 3 ý kiến: Một là, phải thay sách giáo khoa và làm nhanh cho 5 vùng của đất nước này 5 bộ sách giáo khoa riêng. Ví dụ Tây Nguyên không thể dùng chung sách giáo khoa với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội được. Hai là, phải rà soát lại tất cả năng lực của các bằng cấp hiện nay: Dỏm phải trả lại bằng; 2 năm, 3 năm mà tiến sĩ không có bài viết khoa học nào thì coi như là chấm dứt. Ba là, phải tăng lương cho giáo viên, đồng thời thay đổi bộ máy lãnh đạo mới.
Được biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục- Đào tạo sẽ triển khai một số chương trình, giải pháp dài hạn đã được đề ra trong 3 năm qua: Đề án đổi mới cơ chế tài chính của ngành (2010-2015); đề án phát triển các trường phổ thông chuyên (2010-2020); đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (2010-2015); đề án dạy ngoại ngữ (trọng tâm là tiếng Anh) trong hệ thống giáo dục quốc dân tới năm 2020; Chương trình tiên tiến ở giáo dục đại học; các đề án thành lập các trường đại học xuất sắc có hợp tác với nước ngoài. Đề án đào tạo 2 vạn tiến sĩ tới năm 2020, trong đó 1 vạn đào tạo ở nước ngoài; chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ và ký túc xá cho học sinh, sinh viên; Chương trình đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010-2012; Chương trình bồi dưỡng 28.000 hiệu trưởng phổ thông và tất cả hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng...
Riêng đề án đào tạo 2 vạn tiến sĩ tới năm 2020 là quá vội vàng, bởi vì trong vòng 65 năm qua nước ta chỉ đào tạo được 15 ngàn tiến sĩ. GS. Phạm Phụ cảnh báo “Cải cách vội vã sẽ bóp chết cải cách”.
Ai đó đã nói rằng: “Muốn biết sự phát triển của một đất nước ra sao hãy bắt đầu từ diện mạo của nền giáo dục ở nước đó”. Vì vậy, làm thế nào đưa nền giáo dục của chúng ta có thể sánh kịp với các nước tiên tiến trên thế giới? Đây là vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm hàng đầu và phải biết lắng nghe các ý kiến để lựa chọn giải pháp hay nhất.
Cách đây hơn 60 năm, Bác Hồ của chúng ta đã lo ngại cho sự phát triển của ngành Giáo dục. Bác chỉ dạy cần phải làm cuộc cách mạng để thay đổi giáo dục. Bác đã có những lời khuyên rất quý báu: “Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới, cái gì cũ và xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”. Lời chỉ dạy của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Thiên Ân

Có thể bạn quan tâm

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thông qua “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ năm 2017, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“ trong nội bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Song song với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể huyện Kông Chro triển khai nghiêm túc, có nền nếp, mang lại hiệu quả tích cực.
Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong từng cán bộ, đảng viên và người dân xã Ia Blang (huyện Chư Sê), tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Tại buổi tọa đàm về việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức mới đây, các đại biểu đã nêu lên những cách làm hay, sáng tạo ở địa phương, đơn vị. Trong đó, cấp ủy các cấp xác định những khâu đột phá để tạo sự chuyển biến, đồng thời tập trung nêu gương, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

(GLO)- Trong bối cảnh đất nước ta đang bị đe dọa trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và miền Nam Trung bộ, Đại hội đoàn kết chống Pháp của các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam Trung bộ khai mạc ngày 19-4-1946 tại Pleiku.
Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

(GLO)- Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh, Ban Thường vụ Thành đoàn Pleiku vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ“ năm học 2016-2017.
Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

(GLO)- L.T.S: Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 3 (26-3), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng LÊ QUANG XUÂN-Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn về công tác giáo dục, phát huy truyền thống đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

(GLO)- Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW và hiện nay là Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Cơ đã yêu cầu các Đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động và kế hoạch phải cụ thể, sát thực tế ở địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cống hiến cho đời bao hình mẫu của những đạo đức quý báu, trong đó phong cách làm gương, lời nói đi đôi với việc làm là nguyên tắc lẽ sống hàng đầu có sức thuyết phục mạnh mẽ, thu phục lòng dân, mỗi người Việt Nam lấy đó soi sáng cho lý tưởng và hành động của mình.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- L.T.S: Thành phố Pleiku đang tập trung lãnh đạo việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ trong toàn Đảng bộ. Xung quanh vấn đề trên, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn đồng chí PHAN NGỌC ANH-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Pleiku.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cùng các chỉ đạo liên quan của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Huyện Krông Pa: Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Huyện Krông Pa: Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông tri 05-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“, các tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Krông Pa đã triển khai thực hiện một cách thiết thực, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thành phố Pleiku: Hội thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thành phố Pleiku: Hội thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhân kỷ niệm 62 năm thành lập Đảng bộ thành phố Pleiku (15-9-1954 - 15-9-2016), Thành ủy Pleiku đã tổ chức Hội thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2016. Tham gia hội thi có 52 đội với hơn 300 thí sinh, thuộc các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ thành phố.