Cả kho thuốc quý chứa trong loại củ ít người biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Củ riềng còn được gọi là gừng thơm, là loại cây dược liệu có giá trị cao, cũng được trồng làm gia vị ở một số nước nhiệt đới, như Ấn Độ và Malaysia, theo Your News.


Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học - Viện Khoa học và Công nghệ Đông Bắc Ấn Độ đã có bài đánh giá về củ riềng, do tính thị trường khổng lồ cũng như sự phong phú về khả năng ứng dụng dược lý của nó.

Đánh giá của họ chứa thông tin cập nhật về thành phần hóa học và hoạt động sinh học của tinh dầu củ riềng.

 



Củ riềng trong y học cổ truyền

Lá của củ riềng có thể được ăn sống hoặc nấu chín, và thân rễ của nó, khi còn non, mềm và thơm. Chúng có thể được sử dụng để nấu ăn, như một loại gia vị, hoặc được sấy khô để thay thế cho bột nghệ trong bột cà ri, theo Your News.

Riềng có thể được sử dụng như một chất kích thích, lợi tiểu, kháng khuẩn hoặc dùng để cải thiện tiêu hóa.

Củ riềng có thể điều trị cảm lạnh, đau đầu, các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa.

Theo truyền thống, nó được dùng để điều trị huyết áp cao, hen suyễn và thấp khớp. Củ riềng được sử dụng như một thành phần trong y học để đắp lên vết thương sau khi sinh, và chữa viêm họng.

Riềng cũng đã được sử dụng để thực hiện các biện pháp tự nhiên sau đây:

Làm sạch máu

Hỗn hợp làm từ riềng đun sôi với hạt đinh hương khô, lá muồng và hạt cây thì là có tác dụng làm sạch máu, theo Your News.

Trị loét dạ dày

Nhai thân và củ riềng đã gọt vỏ, cho đến khi hết nước, dùng để điều trị loét dạ dày.

Trị chứng ợ nóng

Thêm thân và củ riềng xay vào nước dùng nấu ăn và thêm chút muối giúp trị chứng ợ nóng.

Chữa bong gân

Bột nhão từ trộn và nghiền thân và củ riềng với một nắm gạo ngâm rất tốt cho bong gân.

Trị ho

Hỗn hợp kết hợp thân và củ xay với nước ấm và muối để trị ho.

Thành phần của tinh dầu riềng và công dụng của riềng:


Theo đánh giá, các thành phần hóa học chính của tinh dầu riềng có đặc tính dược phẩm và ứng dụng công nghiệp.

Củ riềng chứa những hóa chất thực vật và lợi ích của chúng như sau, theo Your News.

1. Ethyl-p-methoxy-cinnamate: có hoạt tính chống viêm, giảm đau, kháng nấm và tham gia vào liệu pháp chống quá trình tạo mạch máu trong điều trị ung thư.

2. Ethyl cinnamate: thường được sử dụng trong công thức của các loại hương liệu dùng trong thực phẩm như hạnh nhân, vani, quế, mật ong, quả mọng, đồ uống ngọt pha trộn, nho và anh đào.

3. 1,8-cineole: còn được gọi là eucalyptol, có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, chống ô xy hóa, chống vi rút, làm tan mỡ, hạ huyết áp và chống co thắt. Nó cũng làm tăng lưu lượng máu não.

4. Borneol: được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện lưu thông máu, điều trị viêm phế quản, ho và cảm lạnh, giảm đau do thấp khớp gây ra, giảm sưng và giảm căng thẳng, theo Your News.

5. Camphene: có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau và chống nhiễm trùng.

6. Methyl-cinnamate: được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nước hoa.

 

Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm