Bỏ phố về quê nuôi giun

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từng có việc làm và thu nhập ổn định, Nguyễn Thành Luân (Bí thư Chi đoàn thôn Nho Lâm, xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) bỏ việc ở thành phố Hưng Yên về quê, dựng trại nuôi giun quế có diện tích hơn 1.600 m2.
Nguyễn Thành Luân giới thiệu sản phẩm giun quế. ảnh 1

Nguyễn Thành Luân giới thiệu sản phẩm giun quế.

Bỏ phố về quê khởi nghiệp

Vừa dẫn tôi đi thăm trại giun quế, Luân cho biết, anh học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hưng Yên. Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được công việc kinh doanh văn phòng phẩm cho thu nhập khá ổn định ở thành phố Hưng Yên. Nắm bắt xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, năm 2018, anh quyết định bỏ việc ở thành phố về quê vay mượn thêm tiền đầu tư 300 triệu đồng, xây dựng hệ thống nhà lưới kiên cố 1.600m2 cùng hệ thống bể chứa, pha và chế biến thức ăn cho giun từ phân trâu, bò. Anh còn đầu tư hệ thống tưới giữ ẩm tự động, mái che giảm cường độ ánh sáng phù hợp với điều kiện cho giun phát triển. Quyết định của Luân được cả gia đình ủng hộ.

Theo Luân, chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát ở quê phát triển rất mạnh. Việc chăn nuôi chủ yếu diễn ra ngay tại nhà các hộ dân, trong khu dân cư và lượng phân động vật thải ra, gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí… Về lâu dài, tình trạng này sẽ phát sinh các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. “Nuôi giun quế có nhiều lợi ích. Thứ nhất, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Thứ hai, sản xuất ra phân vi sinh có chất lượng tốt và làm thức ăn cho vật nuôi… Trại giun quế như là một nhà máy xử lý môi trường hiệu quả, tạo ra nguồn phân bón, thức ăn nuôi cá, ba ba hữu cơ chất lượng cao”, Luân cho hay.

Hiện nay, mỗi tháng trại giun của Luân thu gom, xử lý được 60 tấn phân trâu, bò của các hộ dân tại 2 xã Mai Động, Phú Thịnh. Việc thu gom phế thải chăn nuôi làm giảm được ô nhiễm môi trường. Trả lại môi trường nước, không khí trong lành cho một vùng nông thôn.

Với sự đam mê, sáng tạo trong khởi nghiệp bằng mô hình nuôi giun quế, mang lại lợi ích cho cộng đồng, Nguyễn Thành Luân được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải nhì giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021, dành cho cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc. Mô hình của Luân đứng trong tốp 30 dự án khởi nghiệp nông thôn do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức năm 2021.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Hiện nay, trang trại nuôi giun quế của Luân mỗi năm xuất bán hơn 100 tấn phân giun phục vụ sản xuất rau, củ, quả hữu cơ; 1 tấn giun thương phẩm cho các hộ về để chăn nuôi cá, ba ba, lươn; làm dịch đạm cho gia súc gia cầm, doanh thu hàng trăm triệu đồng. Tạo công ăn việc làm cho 3 lao động thường xuyên với thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Mặt khác, Luân đang tư vấn và chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ dân cùng nuôi giun quế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ dân.

Mô hình nuôi giun quế không mới, nhiều địa phương khác đã làm. Nhưng ở huyện Kim Động và trong đội ngũ đoàn viên khởi nghiệp của Hưng Yên thì mới. Đặc biệt, ít ai làm quy mô lớn, bài bản như Luân. Mô hình của Luân được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đánh giá cao. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã về thăm và đánh giá đây là mô hình tiêu biểu hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ông Vũ Văn Tính, Chủ tịch UBND xã Mai Động cho biết, Luân đi đầu trong khởi nghiệp bằng mô hình mới tại địa phương. Nuôi giun quế đã mang lại hiệu quả “kép”, không những cho hiệu quả về kinh tế, còn góp phần xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi, một vấn đề nhức nhối của địa phương. Các sản phẩm của trại giun quế được sử dụng sản xuất sản phẩm rau, củ quả; chăn nuôi hữu cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.

Link bài gốc: https://tienphong.vn/bo-pho-ve-que-nuoi-giun-post1539389.tpo

Có thể bạn quan tâm

Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

(GLO)- “Bà ngoại đã dành tâm huyết để gầy dựng thương hiệu “Rượu ghè H'Tuyết” và nâng tầm thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Để làm nên mỗi ghè rượu là hành trình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống trao truyền qua bao thế hệ. Vì thế, tôi quyết tâm nối nghiệp và chắp cánh để hương rượu ghè của người Bahnar mãi bay xa”-chị Đinh Thị H’Phim (30 tuổi, làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) bày tỏ.
Life coach: Nghề mới nhiều triển vọng

Life coach: Nghề mới nhiều triển vọng

(GLO)- Life coach (huấn luyện viên cuộc sống) là nghề mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 2 năm gần đây. Với mục tiêu tư vấn và hướng dẫn cá nhân phát triển tiềm năng của mình, life coach giúp bạn xác định hướng đi để có một cuộc sống tốt hơn.
Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

(GLO)- Những năm gần đây, anh Nguyễn Tiến Phong-Đốc công ca sản xuất (Nhà máy Đường An Khê) có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mới đây, anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023.
Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

(GLO)- Với mục tiêu nâng cao giá trị hạt cà phê, năm 2020, anh Nguyễn Hữu Thuận (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến. Không những vậy, anh còn liên kết với nhiều hộ dân trong xã để mở rộng mô hình, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.
Sĩ quan trẻ đam mê công nghệ thông tin

Sĩ quan trẻ đam mê công nghệ thông tin

(GLO)- Không chỉ đạt giải nhì tại Hội thao Quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022), Thượng úy Nguyễn Thành Trung-Trợ lý Phòng Kỹ thuật (Lữ đoàn Thông tin 132, Binh chủng Thông tin liên lạc) còn có nhiều sáng kiến áp dụng vào huấn luyện đạt hiệu quả cao.
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

(GLO)- Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp là 1 trong 3 chương trình lớn của Đoàn. Thời gian qua, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).
Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

(GLO)- Cuộc sống ngày càng hiện đại, song những món đồ chơi dân gian như tò he đối với trẻ em vẫn luôn có sức hút đặc biệt. Trước nhu cầu cuộc sống, anh Phí Quang Mừng (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực để sáng tạo những sản phẩm tò he độc đáo.
Học và hành

Học và hành

Việc nhóm học sinh ở Hà Nội vừa đoạt huy chương vàng và giải đặc biệt một cuộc thi quốc tế về bảo vệ môi trường đang được quan tâm, chú ý.
Thôn đội trưởng “hai giỏi”

Thôn đội trưởng “hai giỏi”

(GLO)- Không chỉ là Thôn đội trưởng dân quân nhiệt tình, bằng sự am hiểu cùng kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, anh Ksor Chương (SN 1996, làng Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) còn rất thành thạo trong chỉnh sửa, dựng video. Công việc mới mẻ này đã giúp gia đình anh có thu nhập ổn định.
Chàng trai khiến cho bánh kem phải… nở hoa

Chàng trai khiến cho bánh kem phải… nở hoa

Theo đuổi nghệ thuật làm bánh kem hoa giấy gạo được 2 năm, anh Dương Trọng Tín (35 tuổi), ngụ tại P.Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức (TP.HCM) có thể tạo ra hơn chục loại hoa khác nhau với màu sắc, hình dáng và có hồn không khác gì hoa thật.