Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 17-2, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai có Công văn số 53/ĐĐBQH-VP về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Báo Gia Lai điện tử trích đăng lại nội dung trả lời của các bộ, ngành đối với kiến nghị của cử tri tỉnh.
1. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét bổ sung chỉ tiêu biên chế còn thiếu cho ngành Giáo dục các địa phương, nhất là giáo viên mầm non và cấp tiểu học.
• Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Bộ đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2025 (trong đó có tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, để đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai có ý kiến với UBND tỉnh tập trung đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, THCS, THPT) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể; xây dựng nhà công vụ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên dạy liên trường, giúp giáo viên yên tâm công tác, giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; thí điểm và đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Đặc biệt, ưu tiên biên chế giáo viên đối với cấp mầm non và tiểu học.
2. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá tính phù hợp định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định danh mục khung vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12-7-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập có còn phù hợp. Nếu phù hợp đề nghị bố trí người làm việc đảm bảo theo định mức, nếu không đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 
Kiến nghị nghiên cứu quy định mức chuẩn về định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông ở các cấp học áp dụng chung trên toàn quốc. Vì theo quy định Điều 5 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Điều 6 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều dùng từ "bố trí tối đa... giáo viên lớp", như vậy khó khăn cho việc triển khai tại địa phương. 
• Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3-7-2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10-9-2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Nội vụ chỉnh sửa định mức giáo viên/lớp được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16-3-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12-7-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập để bảo đảm phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.
Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 99,9%. Ảnh: Mộc Trà
Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 99,9%. Ảnh: Mộc Trà
3. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét bổ sung chỉ tiêu biên chế còn thiếu cho ngành Giáo dục các địa phương, nhất là giáo viên mầm non và cấp tiểu học”.
• Bộ Nội vụ trả lời: Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị quyết SO19-NQ/TW), đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” theo Kết luận của Bộ Chính trị tại Vãn bản số 9028-CV/VPTW ngày 11-3-2019 của Văn phòng Trung ương về việc bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: (1) Sửa đổi định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp, bảo đảm phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền; (2) Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc sắp xếp lại các trường liên cấp, liên xã, thu gọn các điểm trường để đưa học sinh về học tại các trường trung tâm để bảo đảm sĩ số học sinh/lớp; (3) Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa đối với mầm non, các bậc học phổ thông để giảm quỹ lương từ ngân sách nhà nước, gắn với nâng cao chất lượng giáo dục để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Đối với các địa phương: (1) Tổ chức lại các cơ sở giáo dục gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương; chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, THPT từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao; (2) Thực hiện các giải pháp để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Vãn bản số 3397/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 11-8-2021.
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, sửa đổi định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp và các địa phương đang thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các trường, các điểm trường và chưa sử dụng hết số biên chế giáo viên được giao, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 3-9-2021 về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát số liệu trường, lớp, học sinh, nhu cầu bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục trong năm học 2021-2022 của các địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế về việc bổ sung biên chế giáo viên năm học 2021-2022 (tại Văn bản số 5868/BNV-TCBC ngày 22-11-2021). Sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế và Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến sẽ làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện.
4. Đề nghị xem xét, nghiên cứu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội cho phù hợp với từng nhóm đối tượng trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ, đặc biệt là tăng mức hỗ trợ, tăng thời gian hỗ trợ và gỉảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.
• Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời: Để khuyến khích và tạo điều kiện thêm nhiều người có khả năng tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thì Luật Bảo hiểm xã hội đã giao Chính phủ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ, thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hướng dẫn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Căn cứ quy định nêu trên của Luật Bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015, trong đó: (i) Quy định từ ngày 1-1-2018, tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội với tỷ lệ hỗ trợ 10% trên mức đóng tối thiểu (riêng đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ với tỷ lệ cao hơn tương ứng là 30% và 25%) để khuyến khích và tăng thêm cơ hội cho nhiều người dân được tham gia và thụ hưởng từ chính sách bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng thời căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
(ii) Hướng dẫn phương thức đóng, mức đóng đối với việc một lần cho những năm còn thiếu với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Điều này đã giúp cho những người lao động khi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội (còn thiếu không quá 10 năm) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay.
Ngày 23-5-2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có nêu: (i) có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội” và (ii) sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí.
Như vậy, kiến nghị của cử tri sẽ được trao đổi, thảo luận trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội liên quan đến nội dung về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết so 28/NQ-TW nêu trên.
GLO

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện);