Bình Định: Bỏ cấy lúa, trồng loài cây lá to như cái thúng, chả tốn công chăm, hái thứ gì cũng bán được ra tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đầu năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Nhơn Hậu và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX An Nhơn mở lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sen trên vùng đất lúa kém hiệu quả cho 20 nông hộ.
Đến tháng 3.2020, triển khai mô hình “Chuyển đổi trồng sen trên vùng đất lúa kém hiệu quả” tại hộ ông Nguyễn Mộng Kha (ở thôn Bắc Thuận, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn) với quy mô 0,5 ha, trồng thử nghiệm gần 1.500 cây sen hồng. 
 
Ông Nguyễn Mộng Kha, thôn Bắc Thuận, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định đang kiểm tra ruộng sen.
Ông Nguyễn Mộng Kha, thôn Bắc Thuận, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định đang kiểm tra ruộng sen.
Tham gia thực hiện mô hình, gia đình ông Kha được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí giống, 50% tiền vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thị xã còn thường xuyên đến tận hồ sen hỗ trợ.
Thực tế cho thấy sen tại mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh. Từ lúc xuống giống đến khi ra hoa là hơn 2 tháng, tỷ lệ sống đạt hơn 90%, chiều cao cây đạt 165 cm, lá có chiều dài 68 cm, chiều rộng 58 cm. 
Sản lượng đạt hơn 20.000 bông sen với đường kính gương sen đạt 12,5 cm, trung bình đạt 30 hạt/gương. 
Ông Nguyễn Mộng Kha, chia sẻ: “Đất này trước đây tôi trồng lúa, nhưng do hay bị ngập úng nên năng suất đạt thấp, bấp bênh nên tôi bỏ hoang đã 3 năm. Nay đem trồng sen, so với lúa tôi thấy dễ chăm sóc, các bất lợi về môi trường tác động đến sen không đáng kể. Hiện tôi bắt đầu thu hoạch hạt en và bông sen, bán với giá 40.000 đồng/kg hạt en và 2.000 đồng/bông sen, hiệu quả kinh tế như vậy cao hơn trồng lúa rất nhiều...".
Ông Lê Quang Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết: “Từ hiệu quả bước đầu của hộ ông Nguyễn Mộng Kha, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động người dân có diện tích đất trũng, thấp sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng sen. Xã sẽ kiến nghị với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định và UBND TX An Nhơn có đề án quy hoạch, chính sách khuyến khích chuyển đổi trồng sen”.
Trò chuyện với tôi, ông Phan Long Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX An Nhơn (tỉnh Bình Định), cho hay: Điểm thấy rõ là cây sen có nhiều ưu điểm, đặc biệt là chỉ sau hơn 2 tháng trồng là đã thu hoạch, đầu tư một lần nhưng có thể thu hoạch rất nhiều lần. Lợi nhuận trực tiếp từ sen có thể lên tới 35 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa ở cùng chân đất. 
"Trồng sen được xem là hướng đi phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp ở địa phương chúng tôi. Mô hình này không những thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn phù hợp với định hướng phát triển nông thôn mới gắn với kinh doanh du lịch. Nhưng có lẽ phải chờ đến khi cả vùng cùng trồng sen, địa phương có đầu tư về quảng bá thông tin, làm đường sá thuận tiện lúc đó mới tính tiếp được cho bà con...".
Ông Phan Long Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX An Nhơn (tỉnh Bình Định).
Theo Nguyễn Đình Phương (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.