Bí ẩn về những"hòn đá ma thuật"biết tự dịch chuyển trong sa mạc khô cằn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện tượng những hòn đá biết tự dịch chuyển trong thung lũng chết là bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua.
Racetrack Playa là một khu vực khô cằn vào mùa hè nằm ở phía tây bắc của Thung lũng chết Death Valley thuộc công viên quốc gia California, Mỹ. Đây cũng là nơi ẩn chứa điều kỳ lạ về những hòn đá thậm chí nặng tới hơn 300kg, có khả năng tự dịch chuyển và để lại phía sau nó vệt dài trên nền đất nứt nẻ.
 Hòn đá tự dịch chuyển để lại dấu vết phía sau lưng
Hòn đá tự dịch chuyển để lại dấu vết phía sau lưng
Dù chưa từng ai chứng kiến cảnh “hòn đá ma thuật” tự dịch chuyển như thế nào, nhưng những vệt dài phía sau nó khiến chúng ta bắt buộc đặt câu hỏi: “Nó tự di chuyển ra sao?”
Có những hòn đá tự thay đổi vị trí khác với thời điểm ban đầu. Chúng “rẽ trái”, sang phải, cách vị trí đầu tiên có khi tới 450m và mất từ 2-5 năm để đi hết quãng đường đó. Nhiều năm tiếp theo, chúng dịch chuyển nhiều và xa hơn. Cũng chưa ai tính toán được tốc độ dịch chuyển của chúng ra sao.
Chúng mất vài năm trời để dịch chuyển đoạn dài thế này
Chúng mất vài năm trời để dịch chuyển đoạn dài thế này
Suốt cả thế kỷ dài nghiên cứu, hiện tượng đặc biệt này từng làm rung động giới địa chất học cũng như du khách. Đến nay, chưa từng ai thấy đá tự di chuyển. Thay vì tìm nhân chứng, vô số giả thuyết từng đưa ra nhằm nỗ lực giải thích lý do hợp lý cho hiện tượng này.
Một trong số những giả thuyết đó là hòn đá bị hút nhờ lực hấp dẫn. Chúng dần dần trượt dốc trong khoảng thời gian dài. Nhưng sau này, giả thuyết trên đã bị gạt bỏ. Theo các nhà địa chất, đây là khu vực bằng phẳng nên sự chênh lệch về độ dốc gần như không đáng kể. Bởi vậy, chúng khó có thể dịch chuyển qua quãng đường dài như vậy.
 
Các giả thuyết khác nêu ra bao gồm sự ảnh hưởng của gió lốc, từ trường, thậm chí có cả việc “nhúng tay” của những sinh vật ngoài hành tinh. Tuy nhiên vẫn chưa ai chứng minh giả thuyết chính xác. Bởi vậy vấn đề này vẫn gây nhiều tranh cãi và được xem là một trong số những hiện tượng khoa học kỳ bí đến nay chưa giải thích nổi.
 
Suốt 10 năm qua, Tiến sĩ Paula Messina, Giáo sư địa chất thuộc Đại học San Jose State ở California, theo dõi sự dịch chuyển của 162 tảng đá nằm rải rác khắp khu vực. Nghiên cứu của bà cho thấy có sự kết hợp hiếm có giữa điều kiện mưa gió cho phép tảng đá di chuyển. Lượng mưa rất nhỏ đủ để làm bề mặt đá trơn trượt, kết hợp cùng sức gió làm trượt đá theo bùn lầy.
 
 
Một số người còn đề xuất gắn máy phát sóng vào đá hoặc áp dụng công nghệ cao để chấm dứt những đồn đoán suốt trăm năm qua. Tuy nhiên điều này không được chấp nhận.
Theo Hoàng Hà/Dân Trí

Có thể bạn quan tâm