Ngưỡng xác định thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh ở mức 100 triệu đồng/năm đã duy trì hơn 7 năm nay và ngày càng trở nên lạc hậu nhưng vẫn chưa được điều chỉnh.
Kiến nghị tăng ngưỡng chịu thuế hộ kinh doanh. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tiền thuế mỗi năm mỗi tăng
Chị Kim Anh, kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống tại Q.10, TP.HCM, cho hay nếu cứ duy trì ngưỡng trên 100 triệu đồng/năm chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì mức phải nộp của các hộ kinh doanh (HKD) tăng lên hằng năm dù thu nhập thực tế của họ không tăng, thậm chí giảm bởi chi phí đầu vào đã tăng rất mạnh.
Chính sách về thuế nên mang tính khuyến khích hơn Luật sư Trần Minh Hải phân tích: “Khi chúng ta vẫn còn cho phép hình thức HKD hoạt động thì nên áp dụng cơ chế khuyến khích để họ phát triển, thậm chí có thể xem xét cho phép khấu trừ một số chi phí hợp lý. Tương tự như áp dụng cơ chế khuyến khích nếu lên doanh nghiệp thì sẽ có lợi hơn. Trước đây nhiều người thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng sau đó sẽ chuyển sang công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần để thuận lợi và phù hợp với tình hình hoạt động của họ. Vì vậy cũng nên áp dụng chính sách về thuế mang tính khuyến khích hơn cho cá nhân, HKD”. |
Cụ thể, năm 2016, một ký thịt heo ba chỉ rút xương có giá 120.000 đồng, nay lên 240.000 đồng, gấp đôi. Với doanh thu 100 triệu đồng/năm, bình quân khoảng 273.000 đồng/ngày năm 2016 bán 2,275 kg thịt là đến mức phải đóng thuế thì nay chỉ cần bán 1,18 kg thịt đã phải đụng mức phải đóng thuế rồi. "Ngưỡng 100 triệu đồng quá thấp nên kiểu gì cũng phải đóng thuế và năm sau cao hơn năm trước dù khó khăn đến đâu" chị nói và cho biết chị còn có một khoản thu nhập tiền lương 14 triệu đồng mỗi tháng. Sau khi trừ đi mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng cho bản thân, chị đóng thuế 250.000 đồng. “Gần đây, Bộ Tài chính dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng, tức 132 triệu đồng/năm. Trong khi doanh thu tính thuế của HKD vẫn giữ ở 100 triệu đồng/năm là điều khó thể chấp nhận được”, chị Kim Anh bức xúc.
Doanh thu tính thuế thấp, cộng thêm mùa dịch Covid-19 khiến các HKD “kêu trời”. Là HKD sản xuất hàng quần áo tại nhà, bà Lệ Hoa (Q.Bình Tân, TP.HCM) cho biết thuế khoán bà đóng hiện hơn 700.000 đồng/tháng. So với năm 2019, mức thuế này đã tăng thêm gần 10% kể từ đầu năm nay. Hằng năm thuế khoán cho hộ bà đều tăng thêm và dù bà không nhớ chính xác nhưng cho biết thường xấp xỉ khoảng 10%. “Từ sau tết đến giờ tình hình kinh doanh ế ẩm, nhất là hàng quần áo. Chắc tháng 6 phải làm đơn xin nghỉ 1 - 2 tháng để được miễn thuế chứ mở ra mà không ai mua hàng lại còn phải đóng thuế, phí nữa có mà chết sớm”, bà Lệ Hoa than thở.
Còn bà Châu Anh, một tiểu thương tại chợ Tân Bình (TP.HCM) cho biết mở cửa lại sau khi TP.HCM hết thời gian giãn cách xã hội nhưng nhiều ngày liền hầu như không có khách, sau đó thỉnh thoảng mới có 1 - 2 khách ghé qua. Trong khi đó lương nhân viên phụ bán, tiền phí chợ, thuê sạp vẫn phải đóng đầy đủ. Cộng thêm một khi đã mở sạp trở lại thì tiền thuế vẫn phải đóng đủ trong tháng 5 này. Tiền thuế mỗi tháng hơn 2 triệu đồng và dù buôn bán ế ẩm, không có lời vẫn phải đóng thuế.
Cần điều chỉnh ngưỡng chịu thuế hộ kinh doanh
Nhiều HKD cũng bày tỏ thiệt thòi khi chưa được hỗ trợ từ nhà nước như các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế TNCN từ 9 triệu đồng/người/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên mức 4,4 triệu đồng/tháng thế nhưng...
Bộ Tài chính muốn bỏ đề xuất giảm 50% hai sắc thuế Góp ý dự thảo nghị quyết của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính không đồng tình với đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cho các DN vừa và nhỏ. Bộ này cũng không ủng hộ việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT). Cụ thể, theo Bộ Tài chính, việc giảm 50% thuế thu nhập DN cho DN vừa và nhỏ trong năm 2020 có nội dung trùng lặp với một số chính sách dự kiến áp dụng, gồm: ưu đãi thuế thu nhập DN đối với DN nhỏ và siêu nhỏ (thuế suất 15%, 17%); đồng thời miễn 2 năm liên tục đối với các DN nhỏ và siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, Bộ KH-ĐT không đồng tình quan điểm này và vẫn đưa đề xuất trên vào trong dự thảo để Thủ tướng quyết định. Về thuế GTGT, Bộ Tài chính đánh giá, đây là thuế gián thu - người tiêu dùng phải trả thuế. Đối với DN, toàn bộ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, nên không ảnh hưởng đến chi phí. Trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng, DN đang rất cần vốn lưu động để duy trì sản xuất, kinh doanh. Việc phải đóng 10% thuế GTGT và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả sẽ gây nhiều khó khăn. Đồng thời, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà DN cung ứng. Vì vậy, Ban IV và các hiệp hội DN kiến nghị giảm thuế suất GTGT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng, nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch. Anh Vũ |
Theo luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty luật Basico: Trước đây, ngưỡng đóng thuế của HKD là dựa theo ngưỡng chịu thuế TNCN của cá nhân ở mức 9 triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng sau nhiều năm, ngưỡng chịu thuế TNCN của cá nhân đã lạc hậu và đang được đề xuất điều chỉnh tăng lên thì ngưỡng chịu thuế của HKD cũng cần được điều chỉnh theo. Thế nhưng quan trọng hơn là việc áp dụng thuế khoán đã gây thiệt hại cho các HKD vì họ không được phép khấu trừ các loại chi phí như doanh nghiệp. Vì vậy cơ quan thuế nên xem xét áp dụng bậc thuế theo doanh thu đối với HKD. Chẳng hạn hiện nay HKD bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa phải đóng thuế suất thuế TNCN là 0,5% thì có thể chia ngưỡng doanh thu với các mức thuế khác nhau. Ví dụ có thể giảm xuống thấp hơn cho ngưỡng từ 100 triệu đồng trở lên đến 500 triệu đồng và sau đó nhích dần lên cho các ngưỡng chịu thuế cao hơn.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc Công ty tư vấn thuế Sài Gòn, cho biết hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN thì cũng nên tăng mức doanh thu chịu thuế của HKD lên tương ứng bởi nếu tính doanh thu HKD tương ứng mức giảm trừ gia cảnh là thấp và không hợp lý so với thực tế. Cụ thể, một HKD cá thể, chỉ có 1 người kinh doanh thì tương đương 1 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì bằng mức giảm trừ gia cảnh không có vấn đề. Thế nhưng HKD có nhiều thành viên trong gia đình cùng tham gia, chẳng hạn như một tiệm tạp hóa, tiệm phở... có đến 2 - 3 người trong gia đình thì mức khoán thuế trên doanh thu 100 triệu đồng như hiện nay là quá thấp.
Thanh Xuân (Thanh Niên)