Bài cuối: Mất rừng-Trách nhiệm do ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan dẫn đến rừng đang ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Nếu năm 1990 toàn tỉnh có 838.567 ha đất có rừng tự nhiên thì đến cuối năm 2012 con số này giảm còn 720.449,2 ha. Tuy nhiên con số đó liệu có chính xác? Và, điều quan trọng là vì sao hàng trăm ngàn ha rừng vẫn không thoát khỏi thảm cảnh bị khai tử?

Quyết định “treo”

Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng” chính thức có hiệu lực từ ngày 30-3-2012. Quyết định này được ngành kiểm lâm địa phương đánh giá là “quyết định lý tưởng” vì cơ bản đã giải quyết được những vấn đề khó khăn hiện nay cho lực lượng kiểm lâm. Thế nhưng, đến nay, “quyết định lý tưởng” trên vẫn chưa được thực hiện.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Tại huyện Krông Pa, lực lượng kiểm lâm địa phương đang chịu trách nhiệm quản lý 105.583,84 ha chỉ với 19 cán bộ, kiểm lâm địa bàn. Theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, mỗi kiểm lâm viên sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý khoảng 1.000 ha rừng, nhưng hiện nay mỗi kiểm lâm viên địa bàn của Hạt Kiểm lâm Krông Pa phải chịu trách nhiệm quản lý gấp 5-10 lần so với quy định, tức trung bình mỗi kiểm lâm viên phải quản lý 5.000-10.000 ha rừng.

Thế nhưng, với kiểm lâm địa bàn, mỗi tháng sẽ được hỗ trợ xăng xe đi lại là 200 ngàn đồng, nhà ở tại địa bàn không có, đa phần là phải đi thuê hoặc ở nhờ nhà dân. Chính sách hỗ trợ nhằm kéo sự vào cuộc sát sao hơn nữa của chính quyền địa phương theo Quyết định trên nhưng vẫn còn khá mơ hồ… Thực trạng này hiện vẫn đang tồn tại với tất cả các đơn vị kiểm lâm.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Song song với lực lượng kiểm lâm, các công ty lâm nghiệp và các ban quản lý rừng-những thành phần quan trọng trong lực lượng quản lý, bảo vệ rừng hiện nay bên cạnh lực lượng kiểm lâm cũng đang chịu cảnh “sống dở, chết dở” dù qua nhiều lần sắp xếp, đổi mới tổ chức.

Lâm trường Kông H’Deh chịu trách nhiệm quản lý và khai thác 17.603 ha rừng, thuộc địa bàn 4 xã của huyện Kông Chro là Đak Tơ Pang, Sơ Ró, Ya Ma và Đak Kơ Ning. Toàn bộ Lâm trường chỉ có 25 cán bộ, công nhân viên-một lực lượng quá mỏng so với yêu cầu thực tiễn công việc quản lý chừng ấy diện tích rừng. Không những thế, phương tiện, thiết bị hỗ trợ còn rất hạn chế, thiếu thốn…

“Khó khăn xuất phát từ khi chuyển đổi hình thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, từ lâm trường Quốc doanh sang Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông H’Deh. Bởi vì, chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được quyền tự chủ trong kinh doanh nhưng do đặc thù của công ty lâm nghiệp khai thác, chế biến lâm sản nên phải chịu sự chi phối và áp dụng các chỉ tiêu khai thác, vốn kinh doanh cũng chưa được tự chủ, nhiều lúc chúng tôi phải xoay xở-thậm chí là vay mượn để lấy tiền trả lương cho người lao động. Khó khăn như thế hỏi làm sao hiệu quả quản lý, khai thác cao cho được?”- ông Nguyễn Thanh Kim- Giám đốc Công ty, cho biết.

Có hay không thế lực ngầm?

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Trong quá trình tìm hiểu thông tin về loạt bài viết về rừng trên địa bàn tỉnh, vào đầu tháng 6-2013, P.V Báo Gia Lai nhận được nguồn tin (từ người dân), trên địa bàn xã Ia Khai, huyện Ia Grai đang diễn ra hoạt động vận chuyển gỗ lậu với số lượng lớn mà không hề có sự kiểm tra nào của lực lượng chức năng trong suốt thời gian dài. Để kiểm chứng thực hư vấn đề, P.V đã tiếp cận hiện trường.

Trước mắt P.V là một “bến sông gỗ” trên dòng sông Sê San đang tồn tại. Cạnh đó là chiếc bè được kết lại từ hàng chục chiếc thùng phuy đựng dầu cỡ lớn dùng cho việc chuyển gỗ từ rừng về bãi tập kết, tiếp đến lán trại với đầy đủ tăng, võng, nồi, bếp và cả một chiếc thuyền gỗ gắn động cơ luôn túc trực ngày đêm…

Sau khi ghi lại toàn bộ hình ảnh cũng như quá trình hoạt động của nhóm lâm tặc tại bến sông làng Tung, nhóm P.V quyết định báo cho Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-ông Huỳnh Quang Thái. Để không lộ thông tin trước khi đến bến làng Tung, mọi công việc đều diễn ra bất ngờ và các đơn vị phối hợp chỉ nhận lệnh để tiến hành phối hợp thực hiện.

Trong khi chờ lực lượng đông đủ để cùng ập vào bắt quả tang thì có một chiếc xe reo độ mang BKS 92K... lù lù chạy vào hướng làng Tung. Chừng 30 phút sau, nguồn tin báo cho biết xe đã đến bãi tập kết, điều đáng nói là khi P.V đến gần địa điểm tập kết thì chiếc xe này bỗng nhiên quay trở ra như được báo trước.

Đúng như nhận định, khi đến bãi tập kết, những khúc gỗ hộp nằm gần mép sông đã không còn thay vào đó là một bến sông vẩn đục như vừa có nhiều người lội dưới sông. Lúc này, sự nghi ngờ của P.V về việc có tay trong báo tin để lâm tặc tẩu tán gỗ tại đây là có cơ sở. Để chứng minh cho sự hiện diện của số gỗ đang được giấu dưới lòng sông (trong khi lực lượng kiểm lâm không hề quan tâm đến gỗ ở đâu) P.V đã trực tiếp lặn xuống sông để tìm. Tại đây, chỉ cần bước vài bước chân là chạm ngay những thớ gỗ xẻ hộp nằm chất đống, đằng xa có vài khúc gỗ nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Không dừng lại ở đó, sau khi thấy số gỗ trái phép có nguy cơ bị lộ, hàng chục thanh niên với vẻ mặt hung tợn, người đầy hình xăm tiến dần đến nơi P.V đang tác nghiệp đe dọa, cùng với đó là hành động cướp máy ảnh vì cho rằng “tại sao lại chụp hình mà không xin phép”. Việc cướp máy bất thành, chúng bỏ ra đằng xa, một lúc sau chiếc xe bán tải ở đâu chạy đến, một người trong số lâm tặc nhảy ngay lên xe la lớn “Nhà báo mà ngon à. Tao chặt đầu thằng chụp hình, giết thằng lặn tìm gỗ”, rồi ôm một đống ống tuýp sắt cùng mã tấu sáng bóng trên xe quẳng xuống đất để thanh toán nhà báo…

Sự việc xảy ra tại bến sông làng Tung, xã Ia Khai, huyện Ia Grai là một trong số các vụ phá rừng vận chuyển gỗ xảy ra trên địa bàn gần nhất. Đó là chưa kể đến “công cuộc” biến rừng thông, rừng cây sao xanh tại xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang trở thành bình địa để hợp thức hóa bằng những tờ giấy viết tay sang nhượng đất, rồi chuyển dần thành các bìa đỏ, nhà cửa mọc lên, những vườn tiêu, cà phê cũng chen nhau lấn dần rừng thông một cách công khai ngay trên diện tích đất rừng, mà không hề có sự can thiệp nào của chính quyền, dù lực lượng kiểm lâm địa bàn có phát hiện và đề nghị xử lý các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng.

Rừng thông này, trước kia vốn một thời là niềm tự hào của địa phương, còn nay không ít người “dòm ngó” để tìm cách xâu xé, chiếm đoạt.

Một vấn đề đặt ra, trong chuỗi các vụ vi phạm nêu trên có hay không sự tiếp tay của chính quyền địa phương mà trực tiếp là cấp xã, Ban Quản lý rừng hay còn có một thế lực “to” hơn mà chưa thể lần ra dấu vết…

Nhóm PV GLO

Thượng tá Nguyễn Đình Thành-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cho biết: Cuối tháng 10-2012, sau khi nhận được tin báo, chúng tôi đã cử lực lượng xuống hiện trường thì phát hiện một chiếc xe độ chế bị hỏng đang dừng để sửa chữa do Nguyễn Trọng Báu (Moóc Trê, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) làm chủ, trên xe có khoảng trên 2 m3 gỗ ở khu vực ngã ba dốc Bằng Lăng (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ). Sau khi báo cho lực lượng liên quan và tiến hành kiểm tra, xử lý thì đối tượng Báu bất ngờ hung hăng dùng dao, rựa, kéo thêm chừng 20 người trong đó có phụ nữ, trẻ em tới bao vây, ăn vạ…  Đích thân Đồn phó xuống vận động đối tượng chấp hành, giải tán đám đông. Và đến 1 giờ sáng hôm sau, đoàn mới đưa được chiếc xe trên ra tới quốc lộ 19. “Điều đáng nói là, trước vụ việc này, khi anh em báo cho lực lượng chức năng liên quan gần như không nhận được sự hỗ trợ, thậm chí còn có người ra ngăn cản”- ông Thành nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).