An Lão: Gần 1.100 hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 10.4 Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh đi kiểm tra tình hình thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện An Lão. Kết quả báo cáo từ 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho thấy, có 1.092/3.108 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, chiếm 35%.

Ngày 10.4 Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh đi kiểm tra tình hình thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện An Lão. Kết quả báo cáo từ 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho thấy, có 1.092/3.108 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, chiếm 35%.

Trong đó có 169 hộ không có đất sản xuất, 923 hộ thiếu đất sản xuất; tổng diện tích đất sản xuất thiếu là gần 644,5 ha. Xã có hộ thiếu đất sản xuất nhiều nhất là An Vinh với 293/563 hộ, thiếu gần 187 ha; An Trung có 199/669 hộ thiếu gần 166,5 ha; An Quang có 134/314 hộ thiếu 72,8 ha. Nguyên nhân thiếu đất sản xuất chủ yếu là địa phương không còn quỹ đất sản xuất để giao cho người dân; hộ mới tách hộ; việc chuyển nhượng đất khi tách hộ chưa được thực hiện và hộ nhập khẩu từ các địa phương khác đến.

Để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS, trong thời gian tới, huyện An Lão tiếp tục thực hiện kế hoạch giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cho người dân, trong đó có hộ đồng bào DTTS. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ dân kê khai diện tích đang sử dụng nhưng chưa được cấp quyền sử dụng đất, nhằm đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp theo kế hoạch đã xây dựng.

HU BÁ

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

null