7 bước đơn giản nhưng hiệu quả để phòng tránh bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh tiểu đường hiện đã thành phổ biến và có khoảng hơn 422 triệu người trên toàn thế giới mắc chứng bệnh này, theo The Health Site.

Người bệnh tiểu đường chọn các thực phẩm lành mạnh. Shutterstock
Người bệnh tiểu đường chọn các thực phẩm lành mạnh. Shutterstock


Đây là bệnh mạn tính, dần dần, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.


Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, ngăn chặn căn bệnh này là rất quan trọng, vì hiện không thể chữa khỏi bệnh, mà chỉ có thể kiểm soát.


Nhưng may mắn thay, bạn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách thực hiện một vài thay đổi lối sống đơn giản, đặc biệt nếu bạn có nhiều nguy cơ, như thừa cân hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc bạn đã bị tiền tiểu đường, theo Mayo Clinic.


Thay đổi lối sống có thể là bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường - và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.


Và sau đây là một số mẹo khá đơn giản dễ làm, bạn có thể làm theo, để ngăn chặn căn bệnh này hoặc ít nhất là trì hoãn sự khởi phát của nó.


1. Ăn một chế độ ăn nhiều đạm


Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa. Một chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp duy trì tỷ lệ trao đổi chất cao, từ đó giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát, theo The Health Site.


2. Kiểm soát lượng carbohydrate, chọn ngũ cốc nguyên hạt


Hạn chế bánh mì, và các thực phẩm có chứa tinh bột, đường. Chọn trứng và thực phẩm ít carbohydrate cho bữa sáng, cùng nhiều rau và trái cây.


Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp duy trì lượng đường trong máu. Cố gắng tiêu thụ ít nhất 50% carbohydrate là ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn uống lành mạnh góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường. Shutterstock
Ăn uống lành mạnh góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường. Shutterstock


3. Bổ sung nhiều chất xơ


Chất xơ có thể giúp iiảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.


Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt và các loại đậu.


4. Uống nhiều nước


Uống ít nhất 8 - 10 ly nước mỗi ngày. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giúp cơ thể thải lượng đường dư thừa ra ngoài.


5. Ngủ ngon


Bạn cần ngủ ít nhất 7 - 8 giờ mỗi đêm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngủ không đủ là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường.


6. Tập thể dục thường xuyên


Cho dù bạn 10 tuổi hay 90 tuổi, tập thể dục thường xuyên đều có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin - giúp giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát, theo Mayo Clinic.


Đi bộ, chạy, hoặc bơi, đạp xe, khiêu vũ, miễn là phải vận động, cũng có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày, theo The Health Site.


7. Giảm cân thêm


Trong một nghiên cứu lớn, những người tham gia giảm cân chỉ 7% và tập thể dục thường xuyên, đã giảm gần 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo Mayo Clinic.


Khi nào cần đi khám?


Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị kiểm tra đường huyết nếu:


• Từ 45 tuổi trở lên


• Thừa cân, đồng thời có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về tiền tiểu đường hoặc lối sống ít vận động


Sau 45 tuổi, có thể nên khám sàng lọc 3 năm một lần, theo Mayo Clinic.

Theo THIÊN LAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.